tailieunhanh - Mối tương quan giữa cách thức ứng phó và mức độ stress của sinh viên khoa du lịch, Đại học Huế

Đề tài sử dụng thang đo mức độ stress và bảng kiểm chiến lược ứng phó, tiến hành khảo sát trên 250 mẫu khảo sát là sinh viên Khoa Du Lịch, Đại học Huế (KDL - ĐHH) nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa cách thức ứng phó và mức độ stress trên đối tượng sinh viên. | MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁCH THỨC ỨNG PHÓ VÀ MỨC ĐỘ STRESS CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG1, HỒ CÔNG NGHIỆP2 Khoa Du lịch, Đại học Huế. Email: dongnguyen15051981@ 2 Trường Cao đẳng Bình Định. Email: hocongnghiep@ 1 Tóm tắt: Stress được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo là một đại dịch toàn cầu và liên quan đến sáu nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng của con người: tim mạch, ung thư, viêm phổi, xơ gan, tai nạn và tự tử. Đề tài sử dụng thang đo mức độ stress và bảng kiểm chiến lược ứng phó, tiến hành khảo sát trên 250 mẫu khảo sát là sinh viên Khoa Du Lịch, Đại học Huế (KDL - ĐHH) nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa cách thức ứng phó và mức độ stress trên đối tượng sinh viên. Kết quả cho thấy có sự tương quan giữa cách thức ứng phó với mức độ stress. Những sinh viên có cách thức ứng phó chủ động thì sẽ có mức độ stress thấp và ngược lại những sinh viên có cách thức ứng phó bị động sẽ có mức độ stress cao. Kết quả đó cho thấy, nếu sinh viên sử dụng thường xuyên các cách thức ứng phó chủ động thì sẽ giúp họ giảm mức độ stress mà bản thân gánh chịu và ngược lại. Từ khóa: stress, Cách ứng phó với stress của sinh viên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam khá cao. Một khảo sát do công ty Hoffmann – La Roche tiến hành vào năm 2002 nhằm đánh giá tình trạng stress ở Việt Nam cho thấy 52% người Việt Nam có biểu hiện stress, trong đó có 30% học sinh có biểu hiện stress lo âu (Hồ Hữu Tính, 2010). Nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ có biểu hiện với stress ở Việt Nam là khá cao và có xu hướng lan rộng trên đối tượng là học sinh sinh viên. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cách thức ứng phó với mức độ stress, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các cá nhân có kiểu ứng phó tích cực chủ động sẽ có mức độ stress thấp và ngược lại. Tiêu biểu nghiên cứu của Folkman và Lazarus (1984), kết luận tình trạng tinh thần được cải thiện khi các nhân sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào tình .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN