tailieunhanh - Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ: Trường hợp nghiên cứu điển hình
Khiếm khuyết về giao tiếp là một trong những đặc trưng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ (tự kỷ). Chương trình can thiệp sớm tăng cường về hành vi (EIBI) đã được chứng minh là rất hiệu quả trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Đề tài đã thiết kế hệ thống bài tập phát triển kỹ năng giao tiếp theo EIBI và tiến hành thực nghiệm trên một trẻ tự kỷ ở thành phố Huế. | PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH, NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Học viên Cao học Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: ntqanh85@ 1 Tóm tắt: Khiếm khuyết về giao tiếp là một trong những đặc trưng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ (tự kỷ). Chương trình can thiệp sớm tăng cường về hành vi (EIBI) đã được chứng minh là rất hiệu quả trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Đề tài đã thiết kế hệ thống bài tập phát triển kỹ năng giao tiếp theo EIBI và tiến hành thực nghiệm trên một trẻ tự kỷ ở thành phố Huế. Kết quả cho thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ biểu đạt và thể hiện sự lựa chọn sau thời gian can thiệp. Trẻ chiếm lĩnh được kỹ năng hiểu tên gọi, kỹ năng tìm hiểu về hành động và kỹ năng lựa chọn ít mang tính tương tác. Kỹ năng tìm hiểu về nơi chốn cũng đã gần đạt được mức hoàn thiện. Kỹ năng tìm hiểu về cảm xúc cũng đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn hạn chế. Trẻ chưa có kỹ năng đặt câu đơn giản và kỹ năng ghép 2-3 từ để lựa chọn mang tính tương tác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiềm năng của hệ thống bài tập trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Từ khoá: rối loạn phổ tự kỷ, kỹ năng giao tiếp, can thiệp sớm tăng cường về hành vi 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thập kỷ qua, số lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ (gọi tắt là trẻ tự kỷ) đang gia tăng ở mức báo động [4]. Khiếm khuyết về giao tiếp là một trong những đặc trưng của trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ thiếu các hành vi phi ngôn ngữ khi tương tác xã hội, từ khả năng hợp nhất giao tiếp có lời và giao tiếp không lời nghèo nàn đến ngôn ngữ cơ thể và tương tác mắt bất thường, hoặc thiếu khả năng nhận hiểu và khả năng biểu lộ qua nét mặt và ngôn ngữ cơ thể [1]. Phần lớn trẻ tự kỷ không phát triển ngôn ngữ nói [6]. Một số trẻ có thể phát triển ngôn ngữ nói nhưng lại có sự chậm trễ đáng kể và thiếu hụt ở một số khía cạnh của lĩnh vực ngôn ngữ [8]. .
đang nạp các trang xem trước