tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu về hàm lượng và khả năng xử lí kim loại nặng nước thải công nghiệp chế biến thủy sản trên aerotank
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sự biến động hàm lượng và hiệu quả xử lí sinh học 7 kim loại nặng (Pb; Hg; As; Cd; Cr+3; Cu; Zn) có trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản trên Aerotank ở khoảng tải trọng tối ưu từ (KgCOD/ m 3 .) và thời gian lưu thuỷ lực tối ưu là 18 giờ. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12 (2012). Số 2. Tr 11 - 18 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÀM LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG XỬ LÍ KIM LOẠI NẶNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN AEROTANK NGUYỄN PHƯỚC HÒA Trường Đại học Nha trang Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sự biến động hàm lượng và hiệu quả xử lí sinh học 7 kim loại nặng (Pb; Hg; As; Cd; Cr+3; Cu; Zn) có trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản trên Aerotank ở khoảng tải trọng tối ưu từ (KgCOD/ ) và thời gian lưu thuỷ lực tối ưu là 18 giờ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm nói chung và vệ sinh, an toàn thực phẩm thủy sản nói riêng đang là mối quan tâm to lớn, thường trực đối với các nhà sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng trong, ngoài nước vì lợi ích bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ cho cộng đồng trong tương lai. Các thành phần gây không an toàn và vệ sinh cho người sử dụng thực phẩm rất đa dạng, trong đó thành phần các kim loại nặng (điện tích hạt nhân nguyên tử lớn) hiện nay đã được cộng đồng sử dụng thực phẩm chú ý. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các kim loại nặng là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, có khả năng tích lũy và rất khó phân hủy, có khả năng gây độc cho hầu hết các sinh vật trên cạn, dưới nước, trong đó có cả con người bởi sự nhiễm bẩn và hấp thụ. Theo con đường tích lũy thực phẩm qua chuỗi thức ăn, các kim loại nặng tồn tại trong môi trường khí, rắn và lỏng có thể tích lũy ở các mô cơ, xương, tim, bộ phận sinh dục, cơ quan tiêu hóa của các động, thực vật thủy sản và vận chuyển qua cho người. Đặc biệt là As, Cd, Pb không có chức năng sinh học trong cơ thể người và chúng rất độc ngay cả ở lượng vết [2]. Có nhiều loài vi sinh vật (VSV), thực vật thuỷ sinh và nhuyễn thể 2 vỏ có khả năng hấp thụ kim loại nặng. Các Thiobacillus như Thiobacillus ferrooxidans; Thiobacillus thiooxidans; Thiobacillus acidophilus; Thiobacillus organoporus là những chủng vi khuẩn có khả năng tách kim loại nặng tốt nhất [5]. Nhiều loài chim biển, nhuyễn
đang nạp các trang xem trước