tailieunhanh - Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning commons)
Learning commons là một không gian học tập mang tính cộng đồng nơi mà sinh viên có thể tụ họp lại, nghiên cứu có định hướng, học tập và thư giãn, nơi mà cán bộ thư viện cùng với chuyên viên thông tin có thể phục vụ hiệu quả và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Bài viết đưa ra các giải pháp "Xu hướng xây dựng không gian học tập chung " để các thư viện tại Việt Nam đồng bộ hóa và tránh lãng phí các thiết bị điện tử. | BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 XU HƯỚNG XÂY DỰNG KHÔNG GIAN HỌC TẬP CHUNG (LEARNING COMMONS) S NGUYỄN MINH HIỆP, BA. MS. GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM máy tính. Tiến trình số hóa trong những thư viện bắt đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp chí và dịch vụ tóm tắt tư liệu, đến ấn phẩm định kỳ và tài liệu tham khảo, và cuối cùng là sách in. ự bùng phát tài nguyên điện tử, công nghệ web, và năng lực số hóa thông tin in ấn, âm thanh, và nghe nhìn đã làm cách mạng hóa quan niệm về thư viện. Thchất, với đối tượng điện tử hiện hữu trong không gian điện tử và có thể được truy cập từ hầu như khắp mọi nơi. Cụ thể hơn, thư viện của hôm nay là sự kết hợp tài nguyên bao gồm không những tài liệu in ấn truyền thống, mà còn có cả sách điện tử và tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, và những bộ sưu tập điện tử do thư viện xây dựng hay do nhà thầu cung cấp từ bên ngoài. Rõ ràng thư viện như thế là bao gồm giữa thư viện truyền thống dựa trên tài liệu in ấn với thư viện điện tử thuần túy. Mục đích thư viện, kết nối con người với thông tin họ muốn có, là không thay đổi; nhưng phương thức để đạt đến mục đích đó thì luôn thay đổi. Một thay đổi quan trọng trong thời đại của chúng ta là vai trò của dịch vụ thông tin (information services) trong mỗi thư viện trở nên quan trọng hơn nhiều so với công tác nghiệp vụ (technical services) bởi vì các thư viện ngày này là một sự liên kết trong những hệ thống thư viện (library systems) và những liên hiệp thư viện (consortium) cũng như kết nối với những mạng công cụ thư tịch (bibliographic utilities) để chia sẻ công tác nghiệp vụ. Đồng thời giá trị thư viện ngày nay được đánh giá từ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho độc giả một cách có hiệu quả như thế nào từ những nguồn thông tin ở khắp nơi thông qua việc sử dụng công nghệ mới. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, quan niệm “cách mạng hóa” về thư viện như được trình bày ở trên được mang một thuật ngữ quen thuộc – Thư viện số. Theo Joan M. Reitz (2005), .
đang nạp các trang xem trước