tailieunhanh - Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư

Bài viết trình bày quá trình tiếp thu, xây dựng và phát triển văn hóa đọc của làng Quảng Xá từ năm 2002 đến ngày nay với hai mô hình "Thư viện làng" và "Thư viện thân thiện" là điểm sáng đưa sách đến với mọi tầng lớp tri thức. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VĂN LẠC V ăn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội, của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước. Như vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Để thấy rõ giá trị đó, ta hãy nhìn lại một chút vào đầu thế kỷ XV, khi đã giành được độc lập từ tay bọn xâm lược nhà Minh; bọn cường quyền đã tìm cách tịch thu và hủy diệt gần như cạn kiệt thư tịch, di tích của nền văn hóa Đại Việt mà ông cha ta đã xây dựng trong 4 thế kỷ đầu của kỷ nguyên độc lập. Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Duy ngã Đại Việt chi quốc/Thực vi văn hiến chi bang” (Như nước Việt Nam ta/Thực là một nước văn hiến) tức một nước có văn hóa và hiền tài chẳng kém gì Trung Hoa. Để kiến tạo, giữ gìn và phát huy nền văn hóa ấy, các bậc hiền tài trước đã soạn sách đặt lời để lưu truyền cho con cháu mai sau và đã răn dạy hậu thế rằng: “Vạn ban giai hạ phẩm/Duy hữu độc thư cao” (Vạn nghề đều thấp hèn/Chỉ có đọc sách là cao quý). Lời dạy đó đã nói lên đầy đủ sâu sắc giá trị tích cực của sách vở, thư tịch cũng như việc đọc sách. Ở một góc độ khác, người xưa cũng từng nói: “Vô sư, vô sách/Quỷ thần bất trách” (Không thầy, không sách thì quỷ thần cũng không trách phạt được), tức là chỉ trích một xã hội mông muội vì không có giáo dục, không có sách vở, thư tịch. cũng đã nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Bác Hồ đã viết: “Sách đã góp phần nâng cao dân trí, sách đã bổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.