tailieunhanh - Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu quá trình dịch chuyển đường bờ và đóng mở cửa đầm Ô Loan (Phú Yên) giai đoạn 1965 - 2014
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS (hệ thông tin địa lý) cho thấy: Quá trình biến động của đường bờ biển khu vực đầm Ô Loan được thể hiện rõ rệt, qua đó đã đưa ra bức tranh tổng quát về quá trình phát triển của đường bờ, trong một thời gian dài từ năm 1965 - 2014. Các quá trình xói lở - bồi tụ diễn biến theo thời gian. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 3; 2015: 242-249 DOI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG BỜ VÀ ĐÓNG/MỞ CỬA ĐẦM Ô LOAN (PHÚ YÊN) GIAI ĐOẠN 1965 - 2014 Trần Văn Bình*, Tống Phước Hoàng Sơn, Nguyễn Đình Đàn, Phạm Bá Trung Viện Hải dương học-Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: tranbinhion@ Ngày nhận bài: 31-3-2015 TÓM TẮT: Trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS (hệ thông tin địa lý) cho thấy: Quá trình biến động của đường bờ biển khu vực đầm Ô Loan được thể hiện rõ rệt, qua đó đã đưa ra bức tranh tổng quát về quá trình phát triển của đường bờ, trong một thời gian dài từ năm 1965 2014. Các quá trình xói lở - bồi tụ diễn biến theo thời gian. Trong đó, thời kỳ từ năm 1965 - 1995 là các quá trình xói lở - bồi tụ và dịch chuyển cửa biển đầm Ô Loan dần lên phía bắc, với diện tích bị xói lở lớn hơn diện tích được bồi tụ. Thời kỳ từ sau năm 1995 đến nay là quá trình xói lở và mở cửa biển An Hải chủ yếu xảy ra vào mùa mưa, trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão hoạt động, còn bồi lấp cửa biển xảy ra vào mùa khô, trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam. Từ Khóa: Viễn thám, đầm Ô Loan, cửa An Hải, xói lở - bồi tụ, đường bờ MỞ ĐẦU Ngày nay, bờ biển và vùng cửa sông, cửa đầm phá đang được coi là một dạng tài nguyên địa hình để khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhưng hiện tượng xói lở - bồi tụ, bồi lấp cửa biển đã và đang dẫn đến những khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội. Để có được kết quả của sự biến động đường bờ như: quá trình dịch chuyển đường bờ, cửa sông, cửa đầm phá và đóng/mở cửa biển một cách tương đối chính xác, nhanh chóng, thì ngày nay có nhiều phương pháp và nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể được lựa chọn để nghiên cứu sự biến động đường bờ. Trong tất cả các phương pháp nghiên cứu thì viễn thám và GIS là phương pháp hiện đại, có khả năng giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô (về không gian) trong .
đang nạp các trang xem trước