tailieunhanh - Đánh giá hiện trạng chất ô nhiễm polychlorinated biphenyl (PCBs) trong môi trường và mô sinh vật ven bờ Đông Bắc và châu thổ Sông Hồng
Trong đợt khảo sát mùa khô, tháng 3 và mùa mưa, tháng 8 năm 2012, đã phân tích 6 đồng phân điển hình của chất ô nhiễm PCB gồm: PCB 28, PCB 52, PCB 101, PCB 138, PCB 153, PCB 180 trong các mẫu nước, trầm tích và mô thịt ngao trắng (Meretrix lyrata) được thu tại vùng biển ven bờ Đông bắc Việt Nam và châu thổ sông Hồng | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 68-74 ISSN: 1859-3097 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT Ô NHIỄM POLYCHLORINATED BIPHENYL (PCBs) TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ MÔ SINH VẬT VEN BỜ ĐÔNG BẮC VÀ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG Dương Thanh Nghị*, Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: nghidt@ Ngày nhận bài: 13-3-2014 TÓM TẮT: Trong đợt khảo sát mùa khô, tháng 3 và mùa mưa, tháng 8 năm 2012, đã phân tích 6 đồng phân điển hình của chất ô nhiễm PCB gồm: PCB 28, PCB 52, PCB 101, PCB 138, PCB 153, PCB 180 trong các mẫu nước, trầm tích và mô thịt ngao trắng (Meretrix lyrata) được thu tại vùng biển ven bờ Đông bắc Việt Nam và châu thổ sông Hồng. Kết quả cho thấy PCBs xuất hiện trong ba hợp phần môi trường ở cả mùa khô và mùa mưa với hàm lượng tương ứng là 719,46 - 792,11 ng/L; 9,83 - 14,97 ng/g khô; 39,79 - 40,30 ng/g khô, nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn môi trường. Hàm lượng PCBs trong vùng ven bờ Đông Bắc có tương quan nghịch giữa môi trường và mô thịt ngao, còn trong vùng ven bờ Châu thổ sông Hồng có sự đảo chiều trong môi trường nước so với vùng trên dẫn đến có mối tương quan thuận với mô thịt ngao. Hệ số tích tụ sinh học (BAF) của ngao với PCBs từ 7,46 đến 56,42 và vùng ven bờ châu thổ sông Hồng cao hơn ven bờ Đông Bắc Việt Nam trong cả hai mùa. Từ khóa: POPs, PCBs, bio-accumulation, biển ven bờ, Đông Bắc Việt Nam. MỞ ĐẦU Việt Nam tham gia công ước Stockholm ngày 22 tháng 7 năm 2002, đã có các nghiên cứu về quản lý sử dụng và cam kết dần loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) ra khỏi môi trường do độc tính gây ung thư và đột biến gen của chúng. Việt Nam không sản xuất PCBs nhưng sử dụng trong những thiết bị công nghiệp và thiết bị ngành điện nhập khẩu. Hiện nay, lượng chất PCBs ở Việt Nam là rất lớn, theo một số cuộc điều tra thì có thể lên tới tấn. Theo đó, Tổng Công ty điện Việt Nam là tổ chức đang quản lý các thiết bị điện (sản xuất và truyền .
đang nạp các trang xem trước