tailieunhanh - Bài giảng Điện tử công suất và điều khiển động cơ: Chương 0 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Mục đích của môn học nhằm giới thiệu kiến thức về điều khiển và biến đổi năng lượng điện bằng dụng cụ bán dẫn công suất lớn hoạt động như chuyển mạch công suất. Nắm vững được đặc điểm kỹ thuật của linh kiện bán dẫn công suất, sơ đồ nguyên lý và đặc điểm hoạt động của mạch điện tử điều khiển công suất. | MÔN HỌC ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Công nghệ Khoa: Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa MỤC TIÊU MÔN HỌC Giới thiệu kiến thức về điều khiển và biến đổi năng lượng điện bằng dụng cụ bán dẫn công suất lớn hoạt động như chuyển mạch công suất. Nắm vững được đặc điểm kỹ thuật của linh kiện bán dẫn công suất, sơ đồ nguyên lý và đặc điểm hoạt động của mạch điện tử điều khiển công suất. Hiểu được kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện cũng như mạch điện điều khiển chúng. NỘI DUNG MÔN HỌC C1 - Dụng cụ bán dẫn công suất Diode công suất: tiếp giáp mặt p-n, đặc trưng V-A của diode, quá trình chuyển trạng thái. Transistor công suất: transistor lưỡng cực, transistor công suất MOS. Thyristor và triac: cấu trúc và nguyên lý làm việc của Thyristor, đặc trưng V-A, điện dung của tụ điện chuyển mạch ,cấu trúc và nguyên lý hoạt động của Triac. NỘI DUNG MÔN HỌC (tiếp) C2 - Mạch chỉnh lưu Các sơ đồ chỉnh lưu 1 pha: sơ đồ chỉnh lưu nửa sóng, sơ đồ chỉnh lưu toàn sóng. Các sơ đồ chỉnh lưu 3 pha: sơ đồ chỉnh lưu 3 pha hình sao, sơ đồ chỉnh lưu 3 pha hình cầu. Thiết kế bộ chỉnh lưu diode công suất. Chỉnh lưu có điều khiển bằng Thyristor. NỘI DUNG MÔN HỌC (tiếp) C3 - Điều chỉnh điện áp xoay chiều và một chiều Sơ đồ chỉnh lưu điện áp xoay chiều 1 pha: tải thuần trở, tải thuần cảm, tải R-L. Sơ đồ chỉnh lưu điện áp xoay chiều 3 pha: tải thuần trở, tải thuần cảm, tải R-L. Điều chỉnh điện áp 1 chiều: bộ đóng-ngắt (băm) điện, quá trình quá độ đóng mạch điện công suất lớn, quá trình ngắt .
đang nạp các trang xem trước