tailieunhanh - Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng thương mại tỉnh Bình Phước
Bài viết phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2011-2014, từ đó, đề ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngành cao su dưới góc độ của cả ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp ngành cao su đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước. | Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Rủi ro tín dụng đối với ngành cao su của các ngân hàng thương mại tỉnh Bình Phước Trương Văn Khánh Trường Đại học Sài Gòn Nhận bài: 16/07/2015 - Duyệt đăng: 17/10/2015 V iệt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 5 thế giới, trong khi đó, Bình Phước - một trong tám tỉnh của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam – có điều kiện thiên nhiên thuận lợi để sản xuất sản phẩm này. Vậy hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngành cao su trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng thời gian qua ra sao? Để trả lời câu hỏi trên, bài báo sẽ tiếp cận từ cơ sở lý thuyết cơ bản như: Rủi ro tín dụng trong ngành cao su là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngành này? Trên cơ sở đó, đồng tác giả sẽ phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2011-2014, từ đó, đề ra những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngành cao su dưới góc độ của cả NHTMCP và doanh nghiệp ngành cao su đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Từ khóa: Tỉnh Bình Phước, cao su, NHTMCP, rủi ro tín dụng, nợ xấu. 1. Những vấn đề chung về RRTD đối với ngành cao su Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Rủi ro tín dụng (RRTD) là một phạm trù kinh tế, nó phản ảnh sự thiệt hại, tổn thất của ngân hàng trong hoạt động cho vay; làm giảm thu nhập, giảm lợi nhuận và nếu trầm trọng, có thể làm giảm vốn chủ sở hữu hoặc phá sản ngân hàng. Như vậy, RRTD đối với ngành cao su là những tổn thất mà các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có thể gặp phải khi cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong ngành cao su vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD). Những .
đang nạp các trang xem trước