tailieunhanh - Phân tích dạng một số kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An

Trong nghiên cứu này, áp dụng quy trình chiết liên tục bao gồm 5 bước để xác định các dạng liên kết của kim loại trong trầm tích hồ Trị An. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015 PHÂN TÍCH DẠNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH HỒ TRỊ AN Đến Tòa soạn 21 - 5 - 2015 Vũ Đức Lợi, NguyễnThị Vân, Trịnh Hồng Quân Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Đinh Văn Thuận Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phạm Thị Thu Hà Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên SUMMARY SPECIATION OF HEAVY METALS IN SEDIMENT OF TRI AN LAKE A five-sequential extraction procedure was applied for the determination of the distribution of three elements (Cu, Pb, Zn) in thirty-four sediment samples collected at Tri An lake by Atomic Absorption Spectrometry (AAS). The accuracy evaluated by comparing the sum of the five individual fractions with standard material reference (MESS-3) proved to be satisfactory. Based on the results determined, it seems that Tri An lake had been polluted. The results indicate that metals represent in sediment mostly in stable residual form and only small fraction has capability of bioaccumulation (exchangeable and carbonate bound species). Total fraction of two bioaccumulation species is high in newly settling sediment. Thus, newly sediment has higher biological accumulation capability than the old one. 1. MỞ ĐẦU Hồ Trị An được xây dựng từ năm 1984 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1987, là một trong những hồ chứa lớn nhất miền Đông Nam Bộ, khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ phát điện, cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt cho người dân và là công trình tham gia điều tiết mặn phía hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. Ngoài ra, hồ còn có nguồn lợi thuỷ sản lớn với sản lượng cá hàng năm khoảng 2-3 ngàn tấn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hồ Trị An đang bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ do tác động của các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và đặc biệt là nước thải công nghiệp với nhiều thành phần nguy hại [19]. Trong số các tác nhân gây ô nhiễm, kim loại nặng là đối tượng được các nhà khoa học quan

TỪ KHÓA LIÊN QUAN