tailieunhanh - Giáo án Sinh học lớp 10 bài 4

Mục tiêu của Giáo án Sinh học lớp 10 bài 4 là Kể tên được một loại cacbohidrat và lipit có trong cơ thể sinh vật, nêu được chức năng của cacbonhidrat và lipit đối với cơ thể sinh vật. | Ngày soạn: 28/09/2016 GVBS : Bùi Tấn Lâm Ngày dạy: 3/10/2016 Lớp dạy: 10 Tiết 5 - Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức - Kể tên được một loại cacbohidrat và lipit có trong cơ thể sinh vật. - Nêu được chức năng của cacbonhidrat và lipit đối với cơ thể sinh vật. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh, hệ thống hóa. 3. Thái độ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống II. Phương pháp dạy học - Phương pháp thuyết trình – nêu vấn đề. - Phương pháp vấn đáp – tìm tòi. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Đặt vấn đề: Chúng ta thường nghe cha mẹ bảo rằng ăn nhiều thịt cho có nhiều protein, vậy protein là gì, cấu trúc như thế nào và chức năng của protein trong cơ thể sinh vật là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 5: Protein. Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc chức năng của cacbohidrat GV: Em hãy kể tên một số loại đường mà em biết? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Cung cấp một số công thức hóa hộc của một số loại đường, yêu cầu hs nhận xét về cấu tạo chung của cacbohidrat. HS: Thảo luận và trả lời. GV: Dựa vào cấu tạo, người ta chia cacbohidrat thành mấy loại? Cho ví dụ HS: trả lời. GV: Yêu cầu hs rút ra chức năng của cacbohidrat. HS: trả lời. GV: Đưa ví dụ liên hệ thực tế: uống nước đường, sữa sẽ chống mệt mỏi, thành tế bào cấu tạo từ xenlulozo, các thụ thể nhận biết có bản chất là glycoprotein I. Cacbohidrat 1. Cấu trúc hóa học - Là hợp chất hữa cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O, theo nguyên tắc đa phân. - Gồm 3 loại: + Đường đơn: Glucozo, fructozo. + Đường đôi: Saccarozo, mantozo. + Đường đa: Xenlulozo, tinh bột. 2. Chức năng - Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. - Liên kết với protein thành glycoprotein cấu tạo nên các thành phần của tế bào. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của lipit GV: Có rất nhiều loại lipit khác nhau, nhưng chúng đều có chung đặc điểm, đó là gì? HS: Trả lời: Kị nước GV: Dựa vào cấu trúc người ta chia lipit thành 2 loại chính là lipit đơn giản và lipit phức tạp. Em hãy sắp xếp các loại lipit sau theo đúng phân loại của chúng: Mỡ, photpholipit, dầu thực vật, steroid, sáp, vitamin, sắc tố HS: + Lipit đơn giản: mỡ, dầu thực vật, sáp. + lipit phức tạp: Photpholipit, steroid, vitamin, sắc tố. GV: Chức năng của lipit là gì? HS: trả lời. II. Chức năng của protein - lipit là HCHC không tan trong nước, mà chỉ tan trong dung môi hữa cơ. - Gồm 2 loại chính: + Lipit đơn giản: mỡ, dầu thực vật, sáp. + Lipit phức tạp: Photpholipit, steroid, vitamin, sắc tố. Chức năng: - Mỡ, dầu thực vật: dự trữ năng lượng cho cơ thể. - Photpholipit kép cấu tạo nên màng sinh chất. - Điều hòa các quá trình trao đổi chất: steroit, hoocmon, vitamin. 4. Củng cố Câu 1. Cacbohidrat có cấu tạo như thế nào? Gồm những loại nào? Câu 2. Kể tên một số dạng lipit? Chức năng của lipit là gì? 5. Dặn dò - Học bài và chuẩn bị bài 5: “Prôtêin”. 6. Rút kinh nghiệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.