tailieunhanh - Giáo án Sinh học lớp 10 bài 2
Mục tiêu của Giáo án Sinh học lớp 10 bài 2 là Nêu được 5 giới và đặc điểm của từng giới, phân tích, so sánh, hệ thống hóa, giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống,. | Ngày soạn: 07/09/2016 GVBS : Bùi Tấn Lâm Ngày dạy: 19/9/2016 Lớp dạy: 10 Tiết 3 - Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức - Nêu được 5 giới và đặc điểm của từng giới. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh, hệ thống hóa. 3. Thái độ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống II. Phương pháp dạy học - Phương pháp thuyết trình – nêu vấn đề. - Phương pháp vấn đáp – tìm tòi. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Đặt vấn đề: Nấm là động vật hay thực vật? Để trả lời câu hỏi này ta tìm hiểu bài 2: “Các giới sinh vật”. Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu giới và hệ thống phân loại 5 giới GV: Giới là gì? Các đơn vị phân loại dưới giới gồm những gì theo thứ tự nhỏ dần. HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Thế giới sinh vật được chia thành mấy giới? HS: Trả lời. GV: Đặc điểm chính của mỗi giới là gì? Ta sang phần II. I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới 1. Khái niệm giới - Giới trong Sinh học là đơn vị phân loại cao nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. - Các đơn vị phân loại sinh vật gồm: Giới – Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi (Giống) – Loài. 2. Hệ thống phân loại 5 giới Thế giới sinh vật được chia thành 5 giới: Khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính của mỗi giới. GV: Chia nhóm hs tìm hiểu đặc điểm chính của từng giới sinh vật. HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. II. Đặc điểm chính của mỗi giới 1. Giới Khởi sinh - Là nhóm những sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoặc tự dưỡng. - Bao gồm các loài vi khuẩn. 2. Giới Nguyên sinh - Là nhóm các sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng hoặc tự dưỡng. - Bao gồm: Tảo; nấm nhầy và động vật nguyên sinh. 3. Giới nấm - Là nhóm các sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, không co lục lạp, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. 4. Giới thực vật - Là nhóm các sinh vật đa bào nhân thực, có khả năng quang hợp, dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng. Có thành tế bào bằng xenlulozo. - Sống cố định, cảm ứng chậm. Bao gồm các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. 5. Giới động vật - Là nhóm các sinh vật đa bào nhân thực, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng. - Có khả năng di chuyển, cảm ứng nhanh. - Bao gồm các ngành chính: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống. 4. Củng cố Câu 1: Dựa vào đặc điểm chính của từng giới, em hãy phân biệt 5 giới sinh vật. ĐA. Nhân thực/nhân sơ Đơn bào/đa bào Hình thức dinh dưỡng Ngành đại diện Giới Khởi sinh Nhân sơ Đơn bào Dị dưỡng, tự dưỡng Vi khuẩn Giới nguyên sinh Nhân thực Đơn bào, đa bào Dị dưỡng, tự dưỡng Tảo, nấm nhầy, ĐVNS. Giới Nấm Nhân thực Đơn bào, đa bào Dị dưỡng Nấm túi, nấm đảm Giới Thực vật Nhân thực Đa bào Tự dưỡng Rêu, Hạt kín Giới động vật Nhân thực Đa bào Dị dưỡng Chân khớp, ĐVCXS. 5. Dặn dò - Học bài và chuẩn bị bài 3: “Các nguyên tố hóa học và nước”. 6. Rút kinh nghiệm
đang nạp các trang xem trước