tailieunhanh - Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Quyển 2): Phần 1
Nối tiếp quyển 1, quyển 2 của giáo trình "Luật Dân sự Việt Nam" tiếp tục trình bày những điểm cơ bản của Luật Dân sự qua 5 chương (từ chương 6 đến chương 11). Phần 1 của giáo trình trình bày từ chương 6 đến chương 8 với các nội dung: các hợp đồng dân sự thông dụng, nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự và thừa kế. | PG S. TS. Đ IN H V Ă N T H A N H (C hủ b iê n ) T S ỖP H Ạ M V Ă N T U Y Ế T GIÁO TRÌNH Luật dân sự V iộí Nam (Q U Y Ể M 2 ) NHÀ X UẤT BẢN GIÁO D Ụ C VIỆT NAM VIỆN ĐẠI HỌC MỎ HÀ NỘI PGS. TS. ĐINH VĂN THANH (Chủ biên) TS. PHẠM VĂN TUYẾT GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN Sự VIỆT NAM • • • (QUYỂN 2) (Tái bản lần thứ nhất) N H À XU Ấ T B Ả N G I Á O D Ụ C V I Ệ T N A M Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cône tv Cổ phần Đầu tư và Phát trien Giáo dục Hà Nội Nhà xuất han Giáo dục Việt Nam aiữ quyền còng bỏ tác phẩm. 1 59-2011/CXB/17-93/GD Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mã sò : D ZK 02bl -ĐTH CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SựTHÔNG DỤNG Theo nguyên lý chung của pháp luật về hợp đổng và theo nguyên tắc cơ bản cùa Bộ luật dân sự là: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với quy định cùa pháp luật trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dãn sự được pháp luật bảo đảm. Mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên" nên các quyén và nghĩa vụ trong các hợp đồng dân sự thông dụng do các bên tham gia tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. Các quy định tại chương II Phần thứ ba Bộ luật dân sự năm 2005 (từ Điểu 428 đến Đ iều 593) co tính chất hướng dần và chỉ dẫn để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự biết được phương thức cam kết, thoả thuận. Các quy định này chỉ được áp dụng khi Toà án và những cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng giải quyết tranh chấp nếu trong hợp đổng các bên không có thoả thuận. V ì vậy, các diều luật của chương này đểu ghi nhận nguyên tắc “do các bên thoả thuận”, hoặc dù có những quy định cụ thể nhưng tại nhiều điều luật vẫn có quy định nguyên tắc “Trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Do đó, theo nguyên lý chung vể hợp đồng dân sự, các chủ thể tham gia có quyền thoả thuận khác với những quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự nhưng vẫn có hiệu lực pháp luật và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham .
đang nạp các trang xem trước