tailieunhanh - Bài giảng Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán - ĐH Phạm Văn Đồng
Bài giảng “Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán”, giúp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học có thêm một tài liệu để học tập và nghiên cứu khi học tập học phần này và các học phần tiếp theo. Bài giảng gồm có 2 chương: Cơ sở lý thuyết tập hợp, Cơ sở lôgic toán. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN BÀI GIẢNG CỞ SỞ LÝ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC TOÁN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NĂM 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN BÀI GIẢNG CỞ SỞ LÝ THUYẾT TẬP HỢP VÀ LÔGIC TOÁN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Giảng viên: Phạm Huy Thông NĂM 2013 1 LỜI NÓI ĐẦU “Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán” là một học phần trong chương trình khung đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, ban hành theo Quyết định số 17/2004/QĐ – BGD & ĐT ngày 16/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, chưa có giáo trình nào biên soạn cho học phần này, chủ yếu là các tài liệu tham khảo hay tài liệu biên soạn cho Dự án phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc biên soạn bài giảng “Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán”, giúp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học có thêm một tài liệu để học tập và nghiên cứu khi học tập học phần này và các học phần tiếp theo. Học phần “Cơ sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán” có thời lượng bằng 2 đơn vị tín chỉ gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết tập hợp. Chương 2: Cơ sở lôgic toán. Đây là lần đầu tiên chúng tôi biên soạn bài giảng này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và sinh viên trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ 2 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẬP HỢP Mục tiêu Kiến thức: Người học − Hiểu các khái niệm về tập hợp, quan hệ, ánh xạ và biết xây dựng các ví dụ minh hoạ cho mỗi khái niệm đó. − Nắm được định nghĩa của các phép toán trên tập hợp và ánh xạ. Phát biểu và chứng minh các tính chất của chúng. Kỹ năng : Hình thành và rèn cho người học các kĩ năng: − Thiết lập các phép toán trên tập hợp và ánh xạ; − Vậndụng các kiến thức về tập hợp và ánh xạ trong toán học; − Các quan hệ tương đương và thứ tự. Thái độ: − Chủ động tìm tòi, phát hiện và khám phá các ứng dụng của lí tập hợp trong dạy và học toán. 3 . TẬP HỢP . Khái niệm tập .
đang nạp các trang xem trước