tailieunhanh - Bài giảng Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp - ĐH Phạm Văn Đồng
Mục tiêu của bài giảng giúp các bạn sinh viên hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xây dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúng phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thức các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nông nghiệp. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM NÔNG NGHIỆP (Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp) Giảng viên: Lê Văn An Tháng 12/2015 1 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Học sinh (hs) Sinh viên (sv) Giáo viên (gv) Nông nghiệp (NN) Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN) Thí nghiệm (TN) Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp (PPTNNN) Cơ sở khoa học (CSKH) Đối chứng (ĐC) Thí nghiệm (TN) Nghiên cứu (NC) Bảo vệ thực vật (BVTV) Phương pháp (PP) Thức ăn (tă) Và (&) Huyết thanh ngựa chửa (HTNC) 2 LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng phương pháp thí nghiệm nông nghiệp được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, dành cho sinh viên (sv) hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng. Mục tiêu chung của học phần: Về kiến thức Sinh viên phải hiểu được cơ bản yêu cầu của một thí nghiệm, các bước xây dựng kế hoạch thí nghiệm, cách thực hiện thí nghiệm về cây trồng, vật nuôi đúng phương pháp, biết viết báo cáo, trình bày tổng kết thí nghiệm (TN) và phải có kiến thức các môn học khác như: toán học thống kê, kiến thức cơ bản về sinh học và nông nghiệp. Về kỹ năng - Sinh viên phải vận dụng được 5 yêu cầu cơ bản của thí nghiệm nông nghiệp (NN) vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thí nghiệm; biết cách tính các thuật toán và sử dụng thành thạo kết quả thống kê trong việc biện luận cho kết quả thí nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình giảng dạy và công tác. - Sinh viên phải hình thành năng lực thiết lập và thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực quản lí, năng lực dạy học tích hợp, tư vấn, hướng dẫn, đánh giá, kết luận, vận động, giáo dục học sinh. Về thái độ Sinh viên phải thể hiện tính tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, luôn tìm tòi, học hỏi, cập nhật những tri thức mới và thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, khách quan trong khoa học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức các môn học có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Học phần này .
đang nạp các trang xem trước