tailieunhanh - Phật và Bụt

Bài viết này trình bày về nguồn gốc xuất hiện tên gọi Phật và Bụt. Nó không đơn thuần về mặt chữ nghĩa mà phức tạp hơn nhiều, có liên quan đến nguồn gốc và quá trình du nhập phật giáo vào Việt Nam. tài liệu. | Sè 9 (203)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 47 DiÔn ®µn vµ khuyÕn nghÞ PhËt vµ bôt trÞnh s©m (PGS, TS §¹i häc S− ph¹m Tp Hå ChÝ Minh) Về cách gọi tên Bụt, hiện nay có hai giả thiết: (i) bắt nguồn từ tiếng Phạn: Buddha; (ii) có nguồn gốc từ tiếng Hán: Bồ đà. Cả hai cách lí giải đều cho thấy xu hướng đơn tiết hóa và đọc trại theo các âm cùng đặc tính. Câu chuyện không đơn thuần về mặt chữ nghĩa mà phức tạp hơn nhiều, có liên quan đến nguồn gốc và quá trình du nhập phật giáo vào Việt Nam. Dễ thấy, hiện nay, trong tiếng Việt, Phật và Bụt song tồn. Trong giao tiếp, tùy theo yêu cầu diễn đạt mà có thể dùng Phật hay Bụt đều được và trong khá nhiều ngữ cảnh trung tính, hai từ này hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Nhưng phải thừa nhận, trong giao tiếp có tính nghi thức, Phật được dùng phổ biến hơn, trong khi đó Bụt được dùng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đây kéo theo cái ấn tượng bác học và trang trọng của từ Phật và tính chất mộc mạc, dân dã của từ Bụt. Nói cho rốt ráo, trong một số tổ hợp có tính chất thành ngữ, quán ngữ dù trong địa hạt giao tiếp nào thì Phật vẫn được sử dụng trong tổ hợp cố định như: Mô Phật, nam mô a di đà Phật, lạy Phật, vái Trời, vái Phật, nói có trời Phật, có Trời Phật chứng giám Còn nhìn chung là có thể thay thế cho nhau: hiền như Bụt (Phật), đi với Bụt (Phật) mặc áo cà sa Tìm kiếm trên Goole cho thấy, Phật có tới kết quả, trong khi Bụt chỉ có kết quả. Điều này cho thấy, tính phổ biến của của từ Phật hiện nay. Cũng cần lưu ý là, từ Bụt xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ từ thời Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm Gần đây, nằm trong chiều hướng tìm về cội nguồn, tìm ra bản sắc văn hóa dân tộc, có nhiều bài viết rất thú vị về hình tượng Bụt trong không gian tinh thần của người Việt, qua khảo sát tư liệu từ văn học dân gian như truyện cổ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ .Quả nhiên, Bụt trong tâm thức của người Việt rất dân dã, gần với ông tiên, ông trời, là biểu tượng của hiền minh, của công lí, chuyên giúp đỡ người nghèo khó, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.