tailieunhanh - Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có và rủi ro của ngân hàng thương mại: Bằng chứng từ Việt Nam

Bài viết phân tích ảnh hưởng của áp lực gia tăng hệ số CAR đến thay đổi vốn chủ sở hữu của ngân hàng, và ảnh hưởng của thay đổi vốn chủ sở hữu ngân hàng đến rủi ro của ngân hàng thương mại. Sử dụng dữ liệu bảng không cân từ mẫu 15 ngân hàng thương mại, giai đoạn 2009 – 2014, thông qua phương pháp phân tích tác động ngẫu nhiên (REM) kết hợp phương pháp phân tích tác động cố định (FEM), nghiên cứu phát hiện các ngân hàng với hệ số CAR thấp hơn mức quy định 9% có xu hướng cơ cấu lại tài sản bằng cách giảm tài sản có hệ số rủi ro cao, thay vì gia tăng vốn chủ sở hữu. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có và rủi ro của ngân hàng thương mại: Bằng chứng từ Việt Nam Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng & Lê Nguyễn Minh Phương Trường Đại học Ngân hàng Nhận bài: 13/06/2015 – Duyệt đăng: 21/10/2015 B ài viết phân tích ảnh hưởng của áp lực gia tăng hệ số CAR đến thay đổi vốn chủ sở hữu của ngân hàng, và ảnh hưởng của thay đổi vốn chủ sở hữu ngân hàng đến rủi ro của ngân hàng thương mại. Sử dụng dữ liệu bảng không cân từ mẫu 15 ngân hàng thương mại, giai đoạn 2009 – 2014, thông qua phương pháp phân tích tác động ngẫu nhiên (REM) kết hợp phương pháp phân tích tác động cố định (FEM), nghiên cứu phát hiện các ngân hàng với hệ số CAR thấp hơn mức quy định 9% có xu hướng cơ cấu lại tài sản bằng cách giảm tài sản có hệ số rủi ro cao, thay vì gia tăng vốn chủ sở hữu. Sự gia tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô tài sản, tỷ suất sinh lợi của tài sản và mức độ thay đổi vốn chủ sở hữu của kỳ trước. Từ khóa: Vốn tự có, rủi ro, ngân hàng thương mại, Hiệp ước Basel. 1. Giới thiệu Khái quát về Basel Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng với tên thường gọi là Hiệp ước Basel 1. Theo yêu cầu của Basel 1, các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ vốn bắt buộc trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro (CAR) ở mức an toàn 8%. Basel 1 cũng đưa ra định nghĩa về các loại vốn của ngân hàng và phân thành 3 cấp xét theo khả năng chủ động, và do đó là mức độ tin cậy, trong việc sử dụng các nguồn vốn để ứng phó với rủi ro, từ cấp 1 cao nhất đến cấp 3 thấp nhất. Do vốn cấp 3 có độ tin cậy thấp nhất 54 nên vốn này không được xét đến khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Basel 1 phân loại tài sản theo 4 mức rủi ro khác nhau là 0%, 20%, 50%, 100%. Các quy định về đo lường rủi ro của Basel 1 nhìn chung là mang tính cào bằng vì mức độ rủi ro của các tài sản chỉ căn cứ vào tài sản bảo đảm và nhóm khách hàng mà không căn cứ vào quy mô món vay, thời hạn vay và hệ số .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN