tailieunhanh - Đọc sách "Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt" của PGS.TS Vũ Đức Nghiệu

Nội dung cuốn chuyên khảo Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt của . Vũ Đức Nghiệu được chia thành bốn phần. Thứ nhất là phần dẫn nhập. Phần hai là diện mạo của từ vựng qua các phân kì lịch sử. Phần ba là nhận xét chung. Phần bốn là kết luận. . | ng«n ng÷ & ®êi sèng 42 sè 7 (201)-2012 T¸c gi¶-t¸c phÈm ®äc s¸ch “l−îc kh¶o lÞch sö tõ vùng tiÕng viÖt” cña vò ®øc nghiÖu TrÇn trÝ dâi (GS, TS, §¹i häc KHXH & NV, §HQGHN) 1. Cuốn sách “Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt” có hình thức (khổ 16 X 24 cm) bên ngoài rất ưa nhìn, cộng thêm việc giá của ấn phẩm cao hơn nhiều so với những ấn phẩm khác cùng thời gian của nhà xuất bản, làm cho độc giả rất trân trọng đón nhận ấn phẩm. Và trong thực tế, ở một phạm vi nào đó, không ít người hồ hởi mong đợi sự ra đời của cuốn sách. 2. Nội dung cuốn chuyên khảo Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt (viết tắt là “Lược khảo.”) của . Vũ Đức Nghiệu được chia thành bốn phần. Thứ nhất là phần Dẫn nhập dài 41 trang (từ trang 11 đến trang 51) trình bày bốn tiểu nội dung liên quan đến lịch sử tiếng Việt. Tiếp theo là Phần một dài 176 trang (từ trang 52 đến trang 227) trình bày về “Nguồn gốc từ vựng tiếng Việt”. Trong bốn chương viết của phần này, chuyên khảo lần lượt trình bày “Lớp từ thuộc nguồn gốc Việt - Mường, Môn - Khmer”, “Lớp từ thuộc nguồn gốc Tày - Thái và Nam Đảo”, “Lớp từ thuộc nguồn gốc Hán” và “Lớp từ thuộc nguồn gốc Ấn -Âu”. Ở mỗi chương như vậy, chẳng hạn, sau khi nêu rõ “quan niệm” thế nào là “từ thuộc nguồn gốc Việt - Mường”, tác giả trình bày cách thức “xác định từ có nguồn gốc Việt - Mường” và cuối cùng là lập danh sách những từ được tác giả “phục nguyên” của giai đoạn lịch sử đó. Tiếp theo Phần một là Phần hai dài 261 trang (từ trang 230 đến trang 489) trình bày về “Diện mạo của từ vựng qua các phân kì lịch sử”. Phần hai này có bốn chương mô tả “Diện mạo của từ vựng” qua thời kì tiếng Việt cổ, tiếng Việt trung đại, tiếng Việt cận đại và tiếng Việt hiện đại theo cách xác định của tác giả. Theo đó, “Diện mạo của từ vựng” mà tác giả trình bày là đại cương về “cấu trúc hình thái” của từ, là thành phần “Hán Việt và phi Hán Việt” của vốn từ, là về kho “từ vựng văn học”, “từ ngữ cổ” và “hệ thống hư từ” của mỗi thời kì. Phần thứ ba còn lại có 26 trang gồm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.