tailieunhanh - Cảm nhận đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Lê Hữu Trác sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất,trực tiếp tiếp cận cung cách sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh. Nhà văn quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, thuật việc khéo léo. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Cảm nhận đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác" dưới đây để rõ hơn. | VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH CỦA LÊ HỮU TRÁC BÀI MẪU SỐ 1: Cách viết của Lãn Ông rất đặc sắc hấp dẫn. Vừa tả, vừa kể, vừa lồng ý nghĩ cảm xúc, rất chân thực, hóm hỉnh. Ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ cung đình, ngôn ngữ chuyên môn về y học được tác giả sử dụng rất sáng tạo, biến hóa. Lê Hữu Trác (1720-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, một đại danh y của Đại Việt. Ngoài những trước tác về y học trong bộ “Y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, ông còn để lại nhiều thơ văn, trong đó có tác phẩm độc đáo "Thượng kinh ký sự”. Thơ văn của Lãn Ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh, giàu tính hiện thực, phản ánh một nhân cách cao đẹp: coi thường công danh phú quý, yêu thiên nhiên, yêu quý đồng loại, thích cuộc sống thanh nhàn. "Thượng kinh ký sự” ghi lại hành trình của ông lên Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. Đoạn văn "Vào Trịnh phủ ” trích trong cuốn kí sự ấy rất giàu giá trị hiện thực và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa. Lần đầu, Lê Hữu Trác được vào Trịnh phủ. Ông ngẫm nghĩ và quan sát rất kỹ càng. Cửa sau vào phủ chúa phải đi qua con đường bên trái, ông ngẩng đầu lên nhìn một khung cảnh tuyệt đẹp "đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương Nơi cung cấm, hành lang “quanh co nối nhau liên tiếp", người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ nghiêm ngặt, ai muốn vào ra phải có thẻ, người có việc quan qua lại như mắc cửi, "truyền báo rộn ràng”. Quan sát cảnh cung cấm, Lê Hữu Trác ngẫm nghĩ: “Bước chân đến đây mới hay các cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Rồi ông làm thơ nói lên sự ngạc nhiên, xúc động của mình tựa như “ngư phủ Đào nguyên thuở nào”: “Cả trời Nam sang nhất là đây! Lầu từng gác vẽ tung mây, Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới, Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.” Ông thầy thuốc trên đường đi khám bệnh, mang tâm hồn thi sĩ, tả cảnh, vịnh thơ, ta tưởng như ông đang đi thăm thú cảnh đẹp. Cách viết kí sự của Lê .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN