tailieunhanh - Tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thương cho những nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng áng văn chứa đựng chất bi tráng, qua đó, một tượng đài về những người nông dân áo vải được dựng lên sừng sững, đầy hào hùng. Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung giành cho những người nghĩa sĩ thật cảm động. Đó là tiếng khóc bi tráng chứ không bi luỵ, yếu đuối. | VĂN MẪU LỚP 11 TIẾNG KHÓC BI TRÁNG CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14 – 12 – 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa của chúng làm chủ đồn hai ngày bị pháp phản công và thất bại. Nghĩa quân hi sinh khoảng hai mươi người trong bối cảnh cuộc chiến đấu không cân sức trong những ngày đầu chống Pháp. Sự hi sinh vì đại nghĩa này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn. Bởi thế bài văn tế ngay lập tức được truyền tụng khắp nơi trong nước, làm xúc động lòng người. – Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thương cho những nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng áng văn chứa đựng chất bi tráng, qua đó, một tượng đài về những người nông dân áo vải được dựng lên sừng sững, đầy hào hùng. – Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung giành cho những người nghĩa sĩ thật cảm động. Đó là tiếng khóc bi tráng chứ không bi luỵ, yếu đuối. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tiếng khóc bi tráng trước hết thể hiện ở nỗi xót thương đối với người nghĩa sĩ: – Đó là nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện chưa thành: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ ” – Đó là nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nung thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộctrước ngõ”. Hình ảnh ngọn đèn leo lét trong túp lều, người mẹ già ngồi khóc đứa con trẻ đã hi sinh làm người đọc cảm động. Hình ảnh người vợ trẻ tìm chồng khi bóng chiều nhập nhoạng, bảng lảng trước ngõ làm người đọc xót xa, thương cảm. – Đó là nỗi căm hờn những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le: “Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn luỹ tan tành, xiêu mưa .
đang nạp các trang xem trước