tailieunhanh - Bước đầu tìm hiểu phương thức định danh của các từ ngữ chỉ đồ ăn, thức uống trong tiếng Nùng

Bài viết này tìm hiểu về các phương thức định danh của các từ ngữ chỉ đồ ăn, thức uống trong tiếng Nùng. Việc nghiên cứu tiếng Nùng nói chung và cụ thể là lớp từ ngữ chỉ đồ ăn, thức uống trong tiếng Nùng nói riêng thiết nghĩ là một việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc Nùng. | Sè 6 (200)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 17 Ng«n ng÷ vµ v¨n ho¸ B−íc ®Çu t×m hiÓu ph−¬ng thøc ®Þnh danh cña c¸c tõ ng÷ chØ ®å ¨n, thøc uèng trong tiÕng nïng intial steps in study OF onomasiological methods of FOOD AND DRINKS IN NUNG LANGUAGE NguyÔn thu quúnh (ThS, Khoa Ng÷ v¨n, §HSP, §¹i häc Th¸I Nguyªn) TrÇn ThÞ Nga (Líp V¨n K44B, Khoa Ng÷ v¨n, §HSP, §¹i häc Th¸I Nguyªn) Abstract In Vietnam, Nung people have made worthy contribution to cultural diversity of ethnic minoritites. Being an essential element in culture, language plays an important role in shaping Nung culture. Therefore, it is necessary to study Nung language in general and the onomasiology of food and drinks in particular in order to preserve the language itself, as naming as to promote the long-standing Nung culture. Nung’s naming of food and drinks is mostly based on the characteristics of elements such as origin, material, appearance or way of processing. Those types of naming food and drinks partly reflect Nung people’s ways of thinking – simple but sensitive and wise. 1. Dân tộc Nùng (tên gọi khác: Nồng, các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Sình, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín ), sống dọc biên giới Trung Quốc, thuộc các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang. Theo thống kê năm 2009, dân số dân tộc Nùng là người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc. Ở Việt Nam, người Nùng đã góp một phần sắc thái văn hóa đặc trưng làm nên những sắc màu văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc. Là một thành tố trong văn hóa, ngôn ngữ là yếu tố rất quan trọng làm nên bản tính tộc người Nùng. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Nùng nói chung và cụ thể là lớp từ ngữ chỉ đồ ăn, thức uống trong tiếng Nùng nói riêng thiết nghĩ là một việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc Nùng. Mỗi sự vật, hiện tượng có một tên gọi hay được gắn với một kí hiệu ngôn ngữ .