tailieunhanh - Phân tích về hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Hình tượng người nông dân-nghĩa sĩ trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã để lại trong lòng độc giả ấn tượng sâu sắc. Sự thành công trong việc khắc hoạ hình tượng đó đã một lần nữa khẳng định tài năng thơ Nguyễn Đình Chiểu, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc, một nhà thơ, nhà văn, nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc ta thời kì đầu chống thực dân Pháp. | VĂN MẪU LỚP 11: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỔNG HỢP 9 BÀI PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NGHĨA SĨ NÔNG DÂN TRONG BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC BÀI MẪU SỐ 1: Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, người nông dân cũng đứng lên chống giặc. Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu - một nhà nho yêu nước dùng con mắng yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện. Đó là hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực và đầy chất bi tráng, vừa hào hùng, vừa đau thương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đấtnước. Những người nông dân ấy, họ sinh ra đâu phải để làm chàng Gióng Phù Đổng, Lê Lợi, Quang Trung Họ chỉ là những con người quanh năm khoác trên mình màu áo nâu của đất, bình dị và lam lũ. Nhưng họ xuất hiện trong khung cảnh bão táp của thời đại: Hỡi ôi! Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ Họ đâu đã quen nghi tiếng súng. Âm thanh ấy đã phá tan cuộc sống bình lặng của họ. Một cuộc sống từ sáng đến tối bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một cuộc sống chật vật với những lo toan nghèo khó. Cái nghèo đã làm họ thật nhỏ bé suốt ngày “cui cút làm ăn” Chỉ một câu văn, cụ Đồ Chiểu đã vẽ nên vòng đời luẩn quẩn không lối thoát của người dân Việt, người “dân ấp dân lân” Nam Bộ, bắt đầu với cui cút, vật lộn làm ăn để cuối cùng vẫn kết thúc trong nghèo khó. Đằng sau luỹ tre làng ấy, họ biết sao được những “cung ngựa”, “trường nhung” trong cái nhìn của họ chỉ có “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đến việc cuốc, việc cày, bừa, khiên đã quá quen thuộc thì giờ tập khiên, tập súng thật lạ lẫm. Những tưởng họ mãi cam chịu như thế. Nhưng không, khi quân xâm lược đã xâm chiếm đất nước, chúng đang giày xéo lên từng mảnh ruống, từng đám đất quê hương ruột thịt của họ. Giờ đây, trong những “lo toan” không chỉ có đói nghèo mà còn là những thấp thỏm, lo âu: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.