tailieunhanh - Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân – nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là một hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng, bi thương mà hào hùng đúng như cuộc chiến đấu bi tráng mà nhân dân việt Nam đã tiến hành suốt nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, vì cuộc sống, vì độc lập, tự chủ của Tổ quốc mình. | VĂN MẪU LỚP 11 9 BÀI VĂN MẪU “PHÂN TÍCH BÀI VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU” BÀI MẪU SỐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho yêu nước cuối thế kỉ XIX. Cuộc đời của ông đầy những bất hạnh. Nhưng bằng nghị lực phi thường, ông trở thành tấm gương sáng về nhiều mặt. "Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ đánh Pháp cuối thế kỉ XIX. Lời đánh giá trên rất xứng đáng với thành công của tác phẩm. Hơn một thế kỉ qua, đọc lại bài văn tế ấy, ai không dạt dào xúc động, bởi “nước mắt anh hùng” có bao giờ ráo khô? Mở đầu tác phẩm, tác giả đã cất lên tiếng than: Hỡi ôi! Súng giặc đất rèn; lòng dân trời tỏ! Đây chính là hoàn cảnh, là cái nền mà trên đó, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên bức tượng đài bất hủ. Đất nước bị xâm lăng. Súng giặc đã rền khắp núi sông. Kẻ thù hung hãn đã tới. Xã tắc chao đảo trước “tàu sắt, tàu đồng, súng nổ”. Phải chăng, đây là lúc: Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây Cũng chính là lúc: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dát bay (Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu) Từ hoàn canh khốc liệt, tan tác, đau thương này, tấm lòng của người dân đã rực sáng giữa trời xanh! Họ là ai? Họ không phải là những sĩ phu, những chí sĩ, cũng không phải những đại gia từng được ơn vua lộc nước hậu hình. Họ chỉ là những người: Côi cút làm ăn, lo toan nghèo khó. . Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó Họ hoàn toàn là nông dân, nông dân 100% những con người quanh năm chưa từng bước ra khỏi lũy tre làng! Hơn thế, họ còn là những nông dân nghèo, nghèo lắm. Hai chữ “côi cút” của cụ Đồ mới xót xa làm sao! Có nghĩa là ngày thường, những tháng năm dài dặc lúa, họ chẳng được “chăn dắt” như mạo nhận của bọn vua quan. Một đời, nhiều đời thui thủi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời! Thế nhưng, chính những con người bị bỏ rơi ấy lại là những người đầu tiên .