tailieunhanh - Kết tử đồng hướng với việc tổ chức lập luận trong tiếng Việt
Bài viết trình bày vai trò của kết tử được phân tích và làm sáng tỏ thông qua sự chi phối của kết tử đồng hướng với tổ chức lập luận trên hai phương diện cơ bản: số lượng và trật tự sắp xếp LC và KL; quan hệ giữa các thành phần lập luận. | Sè 6 (200)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 1 Ng«n ng÷ häc vµ viÖt ng÷ häc KÕt tö ®ång h−íng víi viÖc tæ chøc lËp luËn trong tiÕng viÖt Role of Same - direction Connectors in Organizing Vietnamese Argumentations nguyÔn thÞ thu trang (ThS, Khoa V¨n-X· héi, §HKH, §¹i häc Th¸I Nguyªn) Abstract The connector linking argument(s) and conclusion(s) plays an important role in organizing argumentation. In this research, the role of connectors is made clear by analyzing the operation and functions of the same-direction connectors in Vietnamese argumentations. The results show that same-direction connectors organize argumentations in terms of controlling the number and order of argumentative elements as well as the direction and argumentative effects of reasons and evidences. 1. Dẫn nhập Trong lập luận, kết tử (connectors) là những yếu tố thực hiện chức năng liên kết, phối hợp các phát ngôn thành luận cứ (viết tắt: LC, kí hiệu: p) và kết luận (viết tắt: KL, kí hiệu: r) của lập luận. Kết tử lập luận“là những dấu hiệu có tính quy ước, được các thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận”, và cứ xuất hiện những dấu hiệu này thì “nhất định phải tổ chức lập luận tức tổ chức quan hệ giữa luận cứ và kết luận sao cho phù hợp với chúng” [2,176]. Vì vậy, trong quá trình tạo lập cũng như lĩnh hội ý nghĩa lập luận, việc hiểu và nắm bắt vai trò của kết tử có ý nghĩa rất quan trọng. Trong bài viết này, vai trò của kết tử sẽ được phân tích và làm sáng tỏ thông qua sự chi phối của kết tử đồng hướng với tổ chức lập luận trên hai phương diện cơ bản: 1/ số lượng và trật tự sắp xếp LC và KL; 2/ quan hệ giữa các thành phần lập luận. Kết tử lập luận trong tiếng Việt có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí khác nhau. Dựa trên tiêu chí sự chi phối của kết tử với số lượng vị trí trong thành phần lập luận, kết tử có thể chia thành kết tử hai vị trí (KT2VT) và kết tử ba vị trí (KT3VT) [2, 184]. KT2VT chỉ yêu cầu hai phát ngôn một nêu LC, một nêu KL - là đã hoàn chỉnh một lập luận, không nhất
đang nạp các trang xem trước