tailieunhanh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người làm báo và sự cần thiết vận dụng vào hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí Việt Nam hiện nay

Trong bài viết, tác giả đã khái quát một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức người làm báo, trên cơ sở đó đưa ra một số yêu cầu của việc vận dụng tư tưởng của Người vào giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 1-5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VÀ SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Đức Minh - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày nhận bài: 16/03/2018; ngày sửa chữa: 14/05/2018; ngày duyệt đăng: 18/05/2018. Abstract: In this article, the author has outlined some of Ho Chi Minh's basic views on journalistic ethics. Based on these views, the article points out requirements for the application of Ho Chi Minh Ideology on journalistic ethics in ethical education for Vietnamese students of the press with aim to meet needs of the reform and integration of our country in current period. Keywords: Ho Chi Minh ideology, journalistic ethics, journalistic students. . Người làm báo phải có lập trường chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân Theo Hồ Chí Minh, nhà báo cũng là chiến sĩ, chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng cho nên hơn ai hết nhà báo phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, với đất nước. Mỗi khi đặt bút viết hay làm bất kì công việc nghề nghiệp gì, nhà báo cũng phải luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Vì ai mà làm? Làm với mục đích gì? Phục vụ ai?. Người nói: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực sự thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Chính vì thế, cho nên tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành.) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì cái khác mới đúng được” [2; tr 166]. Người làm báo phải “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động” [3; tr 466]. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của báo chí, người làm báo cách mạng phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang

TỪ KHÓA LIÊN QUAN