tailieunhanh - Hoán dụ ý niệm “bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng” trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
Việc nghiên cứu thành ngữ từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là dưới góc độ ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đang ngày càng được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm do nó có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Với hướng tiếp cận này, bài báo khảo sát vai trò của hoán dụ ý niệm “bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng” trong thành ngữ chứa yếu tố “đầu”, “mắt”, “tay” của tiếng Anh và tiếng Việt để đánh giá vai trò của hoán dụ ý niệm và tri thức qui ước trong việc tạo lập nghĩa hàm ẩn của thành ngữ. | Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Nguyễn Ngọc Vũ HOÁN DỤ Ý NIỆM “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI BIỂU TRƯNG CHO KĨ NĂNG” TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Nguyễn Ngọc Vũ* Trong ngôn ngữ học tri nhận, hoán dụ ý niệm được hiểu là việc sử dụng một đặc điểm riêng để nhận dạng một thực thể phức tạp hơn. Đây chính là một trong những đặc điểm cơ bản của khả năng tri nhận. Lakoff (1987) cho rằng chúng ta rất thường xuyên sử dụng những khía cạnh hay đặc điểm dễ nhận biết, dễ cảm nhận của một thực thể nào đó để biểu trưng cho toàn bộ hay một số mặt, một số phần của thực thể ấy. Theo quan điểm của Lakoff và các cộng sự thì hoán dụ ý niệm là hiện tượng chiếu xạ xảy ra trong một miền ý niệm duy nhất trong đó một thành tố biểu trưng cho một thành tố khác trong cùng miền ý niệm hoặc biểu trưng cho toàn bộ miền ý niệm. Chẳng hạn như khi nói “Cậu ta có thể uống được hơn chục chai”, một hoán dụ ý niệm “vật chứa đựng biểu trưng cho cái được chứa đựng” (container for contents) được thiết lập. Cụ thể hơn, chai ở đây chính là thể tích bia mà cậu thanh niên uống được. Không ai hiểu rằng cậu thanh niên ấy uống cái chai thủy tinh. Khi nói “Nhà Trắng đã quyết định tiếp tục theo đuổi chương trình lá chắn tên lửa” thì hoán dụ ý niệm “địa điểm biểu trưng cho cơ quan quyền lực” (place for institution) được thiết lập trong đó Nhà Trắng chính là chính quyền Mĩ. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng hoán dụ ý niệm là quá trình thiết lập mối quan hệ giữa các cấu trúc ý niệm tiếp giáp nhau. Chẳng hạn như ý niệm vật chứa “chai” là một phần của ý niệm “nhậu nhẹt”. Mối quan hệ tiếp giáp nhau giữa “chai” và “bia ở trong chai” đã tạo nên hoán dụ ý niệm trong câu “Cậu ta có thể uống được hơn chục chai”. Như vậy, hoán dụ nguồn “chai” có vai trò là điểm nối giúp ta đi đến cấu trúc ý niệm liên quan là “bia ở trong chai”. Trong thành ngữ, hoán dụ ý niệm cùng với ẩn dụ ý niệm đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa. Vai trò của hoán dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm trong việc tạo nghĩa cho thành ngữ thường là kích
đang nạp các trang xem trước