tailieunhanh - Bước đầu khảo sát sự phát thải khí hiệu ứng nhà kính CO2 trên kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp buồng nổi
Carbon dioxide (CO2) là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng và nồng độ CO2 trong khí quyển được ghi nhận ngày càng gia tăng. Phương pháp buồng nổi kết hợp với hệ đo bằng đầu dò hồng ngoại (NDIR) Licor-820 đã được sử dụng cho việc đo thông lượng khí F(CO2) (mmol m-2 h -1 ) thoát ra từ nước lên bề mặt trên các kênh rạch khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh. Giá trị cao nhất của 3 địa điểm CH – Kênh Đôi, DBP – Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và CD – Rạch Cầu Sơn giao động từ 35 đến 186 mmol m-2 h -1 trong khi đó đối với vị trí OB của Rạch Ông Lớn thì cao hơn nhiều từ 120 – 474 mmol m-2 h -1. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TẬP 20, SỐ M1-2017 5 Bước đầu khảo sát sự phát thải khí hiệu ứng nhà kính CO2 trên kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp buồng nổi Trần Thị Như Trang, Nguyễn Thành Nho, Đỗ Minh Huy và Nguyễn Thành Đức Tóm tắt–Carbon dioxide (CO2) là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng và nồng độ CO2 trong khí quyển được ghi nhận ngày càng gia tăng. Phương pháp buồng nổi kết hợp với hệ đo bằng đầu dò hồng ngoại (NDIR) Licor-820 đã được sử dụng cho việc đo thông lượng khí F(CO2) (mmol m-2 h-1) thoát ra từ nước lên bề mặt trên các kênh rạch khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh. Giá trị cao nhất của 3 địa điểm CH – Kênh Đôi, DBP – Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và CD – Rạch Cầu Sơn giao động từ 35 đến 186 mmol m-2 h-1 trong khi đó đối với vị trí OB của Rạch Ông Lớn thì cao hơn nhiều từ 120 – 474 mmol m-2 h-1. Đặc điểm khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát thải CO2 trong nước trong kênh rạch tự nhiên thể hiện rõ qua thông số F(CO2) của mùa khô khá thấp với giá trị lớn nhất giao động từ 35 đến 181 mmol m-2 h-1 còn vào mùa mưa lượng CO2 phát thải đều tăng lên với giá trị F(CO2) lớn nhất là 446 mmol m-2 h-1 cho điểm OB và từ 65 đến 186 mmol m-2 h-1 cho 3 điểm CH, DBP và CD. Tình trạng ô nhiễm của kênh rạch cho thấy cũng ảnh hưởng đến sự sinh ra khí CO2. Từ khóa—CO2, khí hiệu ứng nhà kính, buồng nổi, Licor-820 Bài nhận ngày 09 tháng 03 năm 2017, chấp nhận đăng ngày 29 tháng 08 năm 2017. Nghiên cứu này nhận được sự tài trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Mã số: MT-201407), sự hỗ trợ về thiết bị Licor-820 từ nhóm nghiên cứu của TS. Cyril Marchand (Viện Nghiên cứu vì sự phát triển – IRD của Pháp). Trần Thị Như Trang, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (email: nhutrang@). Nguyễn Thành Nho, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (email: ntnho@). Đỗ Minh Huy , Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHCM (email: 0814088@). Nguyễn Thành Đức, Trường Đại học
đang nạp các trang xem trước