tailieunhanh - So sánh kết quả tính toán theo lý thuyết và theo phương pháp số cho dòng trên âm qua cánh chính của tên lửa S-125 Neva/Pechora

Bài báo này so sánh kết quả tính toán bằng lý thuyết và bằng phương pháp số cho dòng trên âm qua cánh chính của tên lửa S-125 Neva/Pechora hiện đang có trong trang bị của quân đội nhân dân Việt Nam. Bài báo sẽ trình bày về lý thuyết dòng trên âm 2D, ổn định, không nhớt qua mặt nghiêng, các phương trình biểu diễn mối quan hệ của các đại lượng số Mach, áp suất, nhiệt độ của dòng không khí trước và sau sóng shock, chi tiết về giải thuật lập trình trên MATLAB, mô hình rối Spalart-Allmaras. | 84 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, 2017 So sánh kết quả tính toán theo lý thuyết và theo phương pháp số cho dòng trên âm qua cánh chính của tên lửa S-125 Neva/Pechora Trần Hà Nam 1, Vũ Ngọc Ánh 1, Lê Tuấn Phương Nam 2 Tóm tắt— Bài báo này so sánh kết quả tính toán bằng lý thuyết và bằng phương pháp số cho dòng trên âm qua cánh chính của tên lửa S-125 Neva/Pechora hiện đang có trong trang bị của quân đội nhân dân Việt Nam. Bài báo sẽ trình bày về lý thuyết dòng trên âm 2D, ổn định, không nhớt qua mặt nghiêng, các phương trình biểu diễn mối quan hệ của các đại lượng số Mach, áp suất, nhiệt độ của dòng không khí trước và sau sóng shock, chi tiết về giải thuật lập trình trên MATLAB, mô hình rối Spalart-Allmaras. Quá trình chia lưới được thực hiện bằng module Meshing và quá trình tính toán mô phỏng số (Computational Fluid Dynamic – CFD) được thực hiện bằng module Fluent của phần mềm ANSYS. Kết quả tính toán của cả 2 phương pháp sẽ được trình bày dưới dạng đồ thị phân bố số Mach, áp suất, nhiệt độ của dòng lưu chất theo chiều dài dây cung cánh. Và cuối cùng là các nguyên nhân gây sai lệch kết quả giữa giữa 2 phương pháp tính toán. Từ khóa— Tổ hợp tên lửa S-125, lý thuyết dòng trên âm 2D, chia lưới, mô hình Spalart-Allmaras, sóng shock, ANSYS Meshing, ANSYS Fluent. 1 GIỚI THIỆU. ổ hợp tên lửa S-125 Neva/Pechora là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được thiết kế bởi Isayve OKB và được đưa vào trang bị từ năm 1963 [1]. Hiện nay tổ hợp tên lửa S-125 vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng phòng không của QĐND Việt Nam. Với sự phát triển công nghệ quân sự hàng không, yêu cầu về việc T Bài nhận ngày 14 tháng 7 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 21 tháng 02 năm 2017 Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số Trần Hà Nam, Vũ Ngọc Ánh - Khoa Kỹ Thuật Giao Thông, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia (email: vungocanh@). Lê Tuấn Phương .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN