tailieunhanh - Công tác quản lý phát triển đô thị bền vững, một số bài học kinh nghiệm
Nội dung của bài viết trình bày về vài nét về đô thị bền vững và một số bài học kinh nghiệm quốc tế, từ các nước phát triển trên thế giới như Canada, Thụy Điển, Pháp, Hà Lan, Ai Cập; trong châu lục như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Srilanka, Pakistan; và trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. | CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG, MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM . Nguyễn Tố Lăng Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 1. Mở đầu: Mức độ đô thị hóa đang tăng lên nhanh chóng ở Việt Nam, đạt khoảng 30% hiện nay với trên 750 đô thị, 180 khu công nghiệp tập trung, nhiều đô thị mới và khu kinh tế đặc thù trong cả nước. Quá trình đô thị hoá mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quy hoạch và quản lý đô thị liên quan đến các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường. Các đô thị đang gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của bùng nổ đô thị trên mọi phương diện, đặc biệt là công tác quản lý phát triển đô thị. Chính quyền đô thị tại hầu hết các đô thị Việt Nam, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với những thách thức của quá trình đô thị hóa nhanh và phát triển, cụ thể là: Sự phát triển mất cân đối; Sự phát triển thiếu bền vững; Năng lực quản lý hành chính của chính quyền đô thị đã vượt quá khả năng điều hành của chính quyền địa phương; Vấn đề an toàn xã hội, điều phối thu nhập và đói nghèo của đô thị. Đô thị phát triển bền vững thường phải được quan tâm trong suốt quá trình triển khai xây dựng và hoạt động. Do đó, công tác quy hoạch đô thị phải được coi là một quá trình và công tác quản lý đô thị phải được lưu ý đặc biệt, khi mà quy mô đô thị ngày càng tăng. Hiện nay, công tác quản lý đô thị mới thực sự được đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong phát triển đô thị. Một loạt các Luật, Nghị định và các Văn bản dưới luật, . được ban hành đã phần nào đưa công tác quy hoạch và quản lý đô thị từng bước nâng cao và có hiệu quả. Việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực là hết sức cần thiết và có ý nghĩa, từ đó chọn cho mình đường đi ngắn nhất, vận dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của từng đô thị, từng tỉnh để xây dựng và quản lý đô thị hiệu quả. Bài viết này trình bày vài nét về
đang nạp các trang xem trước