tailieunhanh - Đối thoại tự thú trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

Bài viết này bàn về lời thoại của nhân vật văn học. Để thể hiện đời sống và tính cách nhân vật, nhà văn một mặt phải cá thể hóa ngôn ngữ của nó thành một hình thái biểu hiện - lời thoại, mặt khác phải kết hợp các thủ pháp nghệ thuật để biểu hiện như “nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và địa phương”. | Sè 1+2 (195+196)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng nhận đắng cay và nhìn thẳng vào sự thật thì con người ta mới có thể sống là chính mình. Hầu như trong suốt hơn 300 trang sách, Lê Lựu để cho nhân vật tự suy ngẫm, tự nói lên trải nghiệm của chính mình, ông chỉ là người đứng ngoài quan sát. Tuy nhiên, có lúc, nhà văn dường như không thể đứng ngoài, không thể tiếp tục tỏ ra lạnh lùng, khách quan được nữa. Chứng kiến sự đổ vỡ lần thứ hai của Sài, trước cảnh hai đứa trẻ thơ khóc oà chạy theo bố, Lê Lựu như muốn kêu to với mọi người rằng: “các người cứ yêu nhau say đắm và mê mẩn rồi lại cắn xé nhau như chó mèo đi. Tất cả đều là quyền của các người. Nhưng đừng kẻ nào dã man tạo ra những đứa trẻ để rồi lại trút lên cái cơ thể bé bỏng của nó những tội lỗi sinh ra từ lòng ích kỉ không cùng của các người” [3]. Ngẫm cho cùng cái hiện thực xót xa và đầy oán trách này tồn tại đầy rẫy ở trong xã hội. Nó là sự thực mà con người ta đôi khi dù không muốn vẫn gặp phải. Cuộc sống riêng tư của Lê Lựu không bình lặng như mọi người. Có lẽ, cuộc sống riêng ấy đã cho ông những trải nghiệm và hơn hết là cho ông những trang viết có giá trị. Trong lời tự bạch, Lê Lựu tâm sự rằng “trong hàng ngàn trang giấy đã “cầy” được nếu như có một trang, một dòng, thậm chí một chữ giúp được NGƯỜI nghĩa là có ích cho đời đã là phúc lắm, vẻ vang cho tôi lắm lắm.”! Giọng trải nghiệm suy ngẫm không phải đến Lê Lựu mới có mà nó đã xuất hiện từ lâu trong những trang văn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nguyên Hồng, nhưng “cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất cứ tài năng nào là cái mà tôi muốn nói là tiếng nói của riêng mình” (Turghênhep) đã khiến 59 cho giọng điệu trải nghiệm suy ngẫm của Lê Lựu về cuộc đời, con người, tình yêu trở thành tiếng nói riêng khá độc đáo trong tiếng nói chung của văn xuôi Việt Nam hiện đại. 3. Kết luận Sau năm 1975, văn học bước sang chặng đường mới. Khuynh hướng sử thi không còn chiếm vị trí độc tôn. Giọng điệu văn chương không đơn thuần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.