tailieunhanh - Tính toán che chắn an toàn cho phòng chụp ảnh cắt lớp bằng chương trình MCNP5

Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành xác định giá trị CTDI (CT Dose Index) bằng thực nghiệm và sử dụng chương trình MCNP5 để xác định hệ số chuẩn hóa giữa mô phỏng và thực nghiệm, từ đó thực hiện khảo sát phân bố liều bên trong và bên ngoài phòng chụp CT khi kích thước phòng thay đổi. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của photon tán xạ từ vật liệu che chắn đến bệnh nhân khi thu hẹp kích thước phòng cũng được khảo sát trong công trình này. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ T4- 2017 Tính toán che chắn an toàn cho phòng chụp ảnh cắt lớp bằng chương trình MCNP5 • • • • • Trần Ái Khanh Cao Minh Thông Đặng Nguyên Phương Trương Thị Hồng Loan Mai Văn Nhơn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 22 tháng 12 năm 2016, nhận đăng ngày 30 tháng 10 năm 2017) TÓM TẮT Thiết kế che chắn cho phòng chụp ảnh cắt lớp (Computed Tomography - CT) là công việc cần thiết nhằm đảm bảo an toàn bức xạ cho kỹ thuật viên và công chúng. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành xác định giá trị CTDI (CT Dose Index) bằng thực nghiệm và sử dụng chương trình MCNP5 để xác định hệ số chuẩn hóa giữa mô phỏng và thực nghiệm, từ đó thực hiện khảo sát phân bố liều bên trong và bên ngoài phòng chụp CT khi kích thước phòng thay đổi. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của photon tán xạ từ vật liệu che chắn đến bệnh nhân khi thu hẹp kích thước phòng cũng được khảo sát trong công trình này. Từ khóa: phòng chụp CT, CTDI, che chắn, MCNP5 MỞ ĐẦU Ngày nay, phương pháp chụp CT là một trong những công cụ mạnh giúp có thể thấy được cấu trúc của cơ thể người với độ phân giải vị trí và độ tương phản cao. Mặc dù liều bức xạ trong quá trình chụp CT không cao so với quá trình xạ trị trên bệnh nhân nhưng việc sử dụng CT trong chẩn đoán hình ảnh tại các cơ sở y tế ngày càng tăng góp phần tăng liều bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng đồng. Vấn đề an toàn bức xạ được đặt ra khi thiết lập một phòng máy chụp CT. Theo TCVN 6561:1999 quy định về an toàn bức xạ ion hóa trong y tế, một phòng chụp CT phải đảm bảo về kích thước tối thiểu và bề dày các lớp che chắn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn bức xạ. Để thiết kế và đánh giá mức độ an toàn bức xạ của phòng chụp CT, đầu tiên cần phải khảo sát liều bức xạ của máy chụp CT trong mỗi ca chụp cũng như phân bố liều bức xạ bên trong phòng. Các liều bức xạ này bao gồm liều do chùm tia gây ra, liều tán xạ từ vật liệu xung quanh hay liều bức xạ rò (leakage radiation) [1-3]. Hiện nay, với sự hỗ trợ của máy