tailieunhanh - Một số hoạt động phát triển kĩ năng đọc phản biện tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bài viết trình bày một số hoạt động đọc hiểu giúp phát triển kĩ năng đọc phản biện cho sinh viên không chuyên Anh của Trường để các hoạt động rèn luyện kĩ năng đọc hiểu được diễn ra một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Để nắm nội dung . | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 235-237; 281 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐỌC PHẢN BIỆN TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Mai Thị Hiền - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngày nhận bài: 01/06/2018; ngày sửa chữa: 14/06/2018; ngày duyệt đăng: 16/06/2018. Abstract: The purpose of teaching and learning English is to found communication and negotiation skills for learners. In particular, critical reading skills develop analysis, interpretation and evaluation ability. These processes enable the reader to interact with the reading text in different ways such as: predicting, giving out the main content, describing, etc. In the English class, instructors need to present activities aiming to develop critical reading skills that will help readers achieve high test results as well as become critical readers in the future. Keywords: Critical reading skills, English teaching, reading activities, reading comprehension skills. 1. Mở đầu Để học tốt tiếng Anh, người học nói chung và sinh viên (SV) nói riêng cần phải làm chủ được cả 4 kĩ năng có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: nghe, nói, đọc và viết. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu luôn đóng vai trò quan trọng vì giúp SV phát triển kĩ năng ngôn ngữ khác và là nguồn cung cấp kiến thức về ngôn ngữ mục tiêu quan trọng cho SV. Tuy nhiên, quá trình đọc hiểu (reading comprehension) ở mức độ căn bản chỉ là quá trình tiếp nhận một cách đầy đủ kiến thức được cung cấp trong bài đọc (reading text), ghi nhớ, áp dụng làm bài tập hay trình bày lại trong các kì thi. Nếu chỉ dừng ở mức độ này, SV khi xử lí các bài đọc hiểu tiếng Anh sẽ chỉ nắm bắt được một phần những gì đã đọc như: một vài chi tiết, ngày tháng,. mà không thể xử lí được toàn bộ văn bản. Việc đọc hiểu chỉ hiệu quả khi SV không những biết cách xử lí các chữ cái, kí tự, hình ảnh mà còn có khả năng sử dụng lí luận, tư duy phản biện để giải thích và hiểu toàn bộ văn bản. Kĩ năng tư duy phản biện tập trung vào