tailieunhanh - Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề S15
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề S15 dưới đây. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: SINH - LỚP 12 Thời gian: 45 phút ( không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: S15 Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8 điểm) Câu 1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật có 2n = 24. Trong một tế bào sinh dưỡng của thể đột biến ở loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể. Thể đột biến trên thuộc loại nào sau đây? A. Thể không nhiễm. B. Thể bốn nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Thể ba nhiễm. Câu 2. Giả sử một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: . Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là . Đột biến trên thuộc dạng đột biến A. lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhiễm sắc thể. C. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào? A. Công nghệ lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo ra giống pomato từ cà chua và khoai tây. B. Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh, sau đó xử lý đột biến gây lưỡng bội hóa các dòng đơn bội tạo được các dòng thuần lưỡng bội. C. Nuôi cấy mô thực vật luôn tạo ra quần thể cây trồng thuần chủng. D. Cấy truyền phôi ở động vật có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau. Câu 4. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit và làm giảm 3 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là A. A = T = 600 ; G = X = 900 B. A = T = 600; G = X = 899 C. A = T = 599; G = X = 900 D. A = T = 900; G = X = 599 Câu 5. Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, phát biểu nào sau đây sai? A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Mã di truyền có tính thoái hoá. C. Mã di truyền có tính đặc hiệu. D. Mã di truyền có tính đặc trưng cho từng loài. Câu 6. Trong di truyền qua tế bào chất, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ là do A. gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể giới tính Y. B. hợp tử nhận tế bào chất có .
đang nạp các trang xem trước