tailieunhanh - Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018 cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập được biên soạn theo chương trình Ngữ văn lớp 9. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao. | ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK II( 2017-2018) (Dựa theo ma trận và hƣớng dẫn của Sở) A/ Tiếng Việt Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? Cho ví dụ. - Đặc điểm của khởi ngữ: + Là thành phần câu đứng trƣớc chủ ngữ để nêu lên đề tài đƣợc nói đến trong câu. + Trƣớc khởi ngữ thƣờng có thêm các từ: về, đối với. - Công dụng: Nêu lên đề tài đƣợc nói đến trong câu. - Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. - Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh. * Chuyển câu không có khowirngwx sau thành câu có khởi ngữ: a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.=> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.(Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.) b) Tôi hiểu rồi nhƣng tôi chƣa giải đƣợc. => Hiểu thì tôi hiểu rồi nhƣng giải thì tôi chƣa giải đƣợc. Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ. - Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. phần tình thái là thành phần đƣợc dùng để thể hiện cách nhìn của ngƣời nói đối với sự việc đƣợc nói đến trong câu. VD: - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố) - Có lẽ văn nghệ rất kị ―tri thức hóa‖ nữa. ( Nguyễn Đình Thi) phần cảm thán là thành phần đƣợc dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của ngƣời nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ nhƣ: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể đƣợc tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. VD: + Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam (Ôi ! là câu đặc biệt) Bão táp mƣa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phƣơng) + Trời ơi, sinh giặc làm chi ( Trời ơi là tpbl cảm thán) Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao) phần gọi - đáp là thành phần biệt lập đƣợc dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. VD: + Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) + Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) phần phụ chú là thành phần biệt lập đƣợc dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thƣờng đƣợc đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai