tailieunhanh - Quan hệ tranh chấp, đối kháng giữa các nhân vật nữ trong nghìn lẻ một đêm từ góc nhìn nữ quyền luận

Bên cạnh mối quan hệ với các thiết chế xã hội cũng như mối quan hệ với người nam, điều đặc biệt là người nữ còn bộc lộ ý thức nữ quyền ngay trong mối quan hệ của giới mình với những mâu thuẫn và đấu tranh phức tạp. Mặc dù ra đời trước khi có sự xuất hiện của lý thuyết phê bình nữ quyền, song “Nghìn lẻ một đêm” lại chứa đựng mầm mống ý thức tư tưởng nữ quyền và xuất hiện như là điềm báo trước của ý thức nữ quyền trong bối cảnh xã hội Hồi giáo bấy giờ. | An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 14 (2), 81 – 85 QUAN HỆ TRANH CHẤP, ĐỐI KHÁNG GIỮA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM TỪ GÓC NHÌN NỮ QUYỀN LUẬN Phạm Nguyễn Mỹ Tiên1 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thông tin chung: Ngày nhận bài: 14/11/2015 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 21/01/2016 Ngày chấp nhận đăng: 04/2017 Title: The conflicts and antagonistic relationships among the female characters in “One Thousand and One Nights” by feminism perspectives Keywords: “One Thousand and One Nights”, conflicts, antagonistic relationships, feminism Từ khóa: Nghìn lẻ một đêm, quan hệ tranh chấp, đối kháng, nữ quyền luận ABSTRACT Regarding Arabian culture and on behalf of numerous great works about women, “One Thousand and One Nights” draws up a vivid picture of women’s image together with feminist thoughts and actions although theirs are still spontaneous. In daily life, women not only build their relationships with men and social legislations, but alo reveal their rights towards the contradictions and struggles in the society. Although “One Thousand and One Nights” was born before the arrival of the feminist critical theory, it contains views of women rights that could encourage feminist thinking in the Arabian society at that time. TÓM TẮT Bắt rễ từ bối cảnh văn hóa Hồi giáo Arab, với tư cách là một thiên truyện về nữ giới và vì nữ giới, “Nghìn lẻ một đêm” vẽ lên bức tranh sống động về hình ảnh phụ nữ với những tư tưởng, hành động đậm chất nữ quyền mặc dù vẫn chỉ mang tính tự phát. Bên cạnh mối quan hệ với các thiết chế xã hội cũng như mối quan hệ với người nam, điều đặc biệt là người nữ còn bộc lộ ý thức nữ quyền ngay trong mối quan hệ của giới mình với những mâu thuẫn và đấu tranh phức tạp. Mặc dù ra đời trước khi có sự xuất hiện của lý thuyết phê bình nữ quyền, song “Nghìn lẻ một đêm” lại chứa đựng mầm mống ý thức tư tưởng nữ quyền và xuất hiện như là điềm báo trước của ý thức nữ quyền trong bối cảnh xã hội Hồi giáo bấy giờ. mình. Đến với