tailieunhanh - Thành An Thổ - tỉnh Phú Yên qua khai quật khảo cổ và vấn đề phát huy giá trị di tích, phát triển tiềm năng du lịch địa phương và vùng

Trong bài, tác giả đề cập một số nội dung sau: 1. Giới thiệu sơ bộ về cuộc khai quật và kết quả thu được. 2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành cổ An Thổ 3. Đề xuất việc hình thành tour du lịch: Nội tỉnh: Tuy hòa - Ghềnh Đá Đĩa – Làng nghề gốm Quảng Đức – Thành An Thổ - Chùa Đá Trắng. Vùng: kết hợp tour du lịch với Nha Trang – Phú Yên – Bình Định. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, Thành An Thổ - tỉnh Phú Yên qua khai quật khảo cổ và vấn đề phát huy giá trị di tích, phát triển tiềm năng du lịch địa phương và vùng Phí Ngọc Tuyến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Thành An Thổ (xã An Dân – huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên) được xây dựng vào thời Minh Mệnh và là thủ phủ của tỉnh Phú Yên thời gian khá dài. Trong Cách mạng tháng 8/1945, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thành cổ đã trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa lực lượng kháng chiến và kẻ thù dân tộc. Đây cũng chính là nơi sinh của đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2008, thành cổ An Thổ đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên và trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG tiến hành khai quật khảo cổ học nhằm xác định các giá trị khoa học của di tích. Qua khai quật, toàn bộ nền móng cũ cũng như vị trí của một số công trình kiến trúc như khu vực tòa công đường, sân trước, giếng nước cổ, vị trí của các cổng thành: tiền, hậu, tả, hữu đã xuất lộ. Nhiều loại hình di vật với nhiều chất liệu khác nhau như đá, đồng, sắt, đất nung, gốm, sứ, tiền cổ thời các triều vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và một số viên đạn bằng đá, gang dùng cho việc phòng thủ của thành. Ngày nay, với ưu thế về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan, đặc biệt quy mô kiến trúc và những di vật của thành An Thổ qua khai quật khảo cổ và nhiều di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh xung quanh, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin đầu tư phát triển tour du lịch mới hấp dẫn nhằm góp phần phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Trong bài, tác giả đề cập một số nội dung sau: 1. Giới thiệu sơ bộ về cuộc khai quật và kết quả thu được. 2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành cổ An Thổ 3. Đề xuất việc hình thành tour du lịch: Nội tỉnh: Tuy hòa - Ghềnh Đá Đĩa – Làng nghề gốm Quảng Đức – Thành An Thổ - Chùa Đá Trắng. Vùng: kết hợp tour du lịch với Nha Trang – Phú Yên – Bình Định. Từ khóa: di tích khảo cổ, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN