tailieunhanh - Ứng dụng lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp tiền oxy hóa bằng ozone để xử lý ammonia, sắt và carbon hữu cơ hòa tan trong nước sông Sài Gòn

Nghiên cứu nhằm giảm thiểu nhu cầu Clo khử trùng và từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành các sản phẩm phụ khử trùng. Tính chất nước được sử dụng trong thí nghiệm có nồng độ ammonia 0,52 ± 0,19 mg N-NH4 + /l, sắt 0,14 ± 0,06 mg/l, DOC 3,14 ± 0,45 mg/l. Bể lọc sinh học nhỏ giọt có kích thước dài 0,5m; rộng 0,2m; cao 2,0m được thiết kế bằng inox và mica. Giá thể sinh học sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ bông lọc sợi tổng hợp thường được sử dụng cho bể cá có độ dày 30 mm. Mô hình tiền ozone hóa với cột tiếp xúc ozone kích thước dài 0,6m; rộng 0,5m; cao 2,0m, thời gian tiếp xúc 15 phút, nồng độ ozone 0,5 mg/l. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TẬP 20, SỐ M2-2017 57 Ứng dụng lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp tiền oxy hóa bằng ozone để xử lý ammonia, sắt và carbon hữu cơ hòa tan trong nước sông Sài Gòn Lê Ngọc Kim Ngân, Nguyễn Phước Dân Tóm tắt–Mô hình pilot công suất 20m3/ngày đặt tại trạm bơm Hòa Phú được xây dựng và thử nghiệm để đánh giá khả năng loại bỏ ammonia, sắt, DOC (Dissolved Organic Carbon – carbon hữu cơ hòa tan) trong nước sông Sài Gòn bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp tiền oxy hóa bằng ozone nhằm cải thiện chất lượng nước phục vụ cho thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm giảm thiểu nhu cầu Clo khử trùng và từ đó giảm thiểu nguy cơ hình thành các sản phẩm phụ khử trùng. Tính chất nước được sử dụng trong thí nghiệm có nồng độ ammonia 0,52 ± 0,19 mg N-NH4+/l, sắt 0,14 ± 0,06 mg/l, DOC 3,14 ± 0,45 mg/l. Bể lọc sinh học nhỏ giọt có kích thước dài 0,5m; rộng 0,2m; cao 2,0m được thiết kế bằng inox và mica. Giá thể sinh học sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ bông lọc sợi tổng hợp thường được sử dụng cho bể cá có độ dày 30 mm. Mô hình tiền ozone hóa với cột tiếp xúc ozone kích thước dài 0,6m; rộng 0,5m; cao 2,0m, thời gian tiếp xúc 15 phút, nồng độ ozone 0,5 mg/l. Mô hình tiến hành nghiên cứu hai trường hợp theo tải trọng thủy lực: 3 m3/ khi không xử lý tiền oxy hóa bằng ozone và 8 m3/ khi có xử lý tiền oxy hóa bằng ozone (tuần hoàn theo tỉ lệ 1:1). Hiệu quả xử lý khi có xử lý tiền oxy hóa bằng ozone đối với ammonia, sắt, DOC lần lượt đạt 58%, 25%, 22%. Khi không có tiền oxy hóa bằng ozone hiệu quả xử lý chỉ đạt 52% ammonia, 19% sắt và 9% DOC. Kết quả cho thấy hiệu quả quá trình lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp tiền oxy hóa bằng ozone tốt hơn so với vận hành lọc sinh học không tiền oxy hóa bằng ozone. Từ khóa— Lọc sinh học nhỏ giọt, nước sông Sài Gòn, THMs, tiền oxy hóa bằng ozone, Bài nhận ngày 04 tháng 10 năm 2016, chấp nhận đăng ngày 01 tháng 12 năm 2017. Lê Ngọc Kim Ngân, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGHCM, (Email: .