tailieunhanh - Sài Gòn trong quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực thế kỷ XIX

Từ buổi đầu khai mở đất phương Nam, Sài Gòn đã sớm thể hiện vị trí trung tâm của cả vùng Nam bộ với sức lan tỏa mạnh mẽ. Sài Gòn cũng là nơi sớm tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh phương Tây để có quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Thế kỷ XIX, Sài Gòn đã hội nhập mạnh mẽ và trở thành đầu tàu đưa Nam bộ hội nhập vào khu vực và thế giới. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X4-2016 Sài Gòn trong quá trìnhNam Bộ hội nhập với khu vực thế kỷ XIX Trần Thuận Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Từ buổi đầu khai mở đất phương Nam, Sài Gòn đã sớm thể hiện vị trí trung tâm của cả vùng Nam bộ với sức lan tỏa mạnh mẽ. Sài Gòn cũng là nơi sớm tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh phương Tây để có quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Thế kỷ XIX, Sài Gòn đã hội nhập mạnh mẽ và trở thành đầu tàu đưa Nam bộ hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định đã đầu tư xây dựng Sài Gòn thành một trung tâm hành chính, thủ phủ của cả xứ Nam kỳ, biến Sài Gòn thành một trung tâm thương mại quốc tế. Một Sài Gòn thay da đổi thịt và nhanh chóng trở thành “Hòn ngọc Viễn Đông”. Từ khóa: Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định thành, Thành Phiên An, Gia Định báo, Cảng Sài Gòn, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn 1. Sài Gòn trước khi thực dân Pháp chiếm đóng Trong bài viết Bến Nghé - Sài Gòn dòng sông thời gian, Huỳnh Ngọc Trảng xúc cảm mạnh mẽ trước câu ca dao: Nhà Bè nước chảy chia hai / Ai về Gia Định Đồng Nai thì về, ông viết, “Câu hát dân gian, mà chính xác có lẽ là câu hò chèo ghe cổ xưa, của vùng đất phương Nam này chỉ ra một điều khá trùng hợp với ghi chép trong thư tịch Hán Nôm cổ: Ở ngã ba Tam Giang trên sông Nhà Bè là một giao thủy, phía Nam có nước ngọt sông Phước Long (tên gọi của sông Đồng Nai) và phía Bắc có nước lạt sông Tân Bình, tục danh là sông Bến Nghé – dòng sông dài từ giao thủy Tam Giang ấy chảy đến tận thượng nguồn Bương Đàm (Tây Ninh): Dòng sông và những nhánh nhóc của nó đã đưa những lưu dân đến những vùng đất mới của xứ Gia Định – Sài Gòn khẩn hoang lập nghiệp; và theo thời gian, dòng sông này đã đưa các luồng giao lưu văn hóa từ bên ngoài vào cũng như lan tỏa ra các vùng đất xa xôi hơn, nhất là khi cái bến dưới sông đầy sấu lội này trờ thành Bến Thành và các đoạn sông đào đã nối nó với Sài Gòn phố thị (Chợ Lớn) xuống tới đồng bằng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.