tailieunhanh - Chi tiết “cái chết” trong tác phẩm của Nam Cao

“Cái chết” là một chi tiết xuất hiện với tần số cao và mang nhiều giá trị nghệ thuật cũng như ẩn chứa nhiều nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Nam Cao. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát và phân tích ý nghĩa chi tiết “cái chết” trong tác phẩm ông. Qua đó mong muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị và sức sống của ngòi bút nghệ thuật và tư tưởng của tác giả này trong đời sống văn học Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 4, 2017 438–446 438 CHI TIẾT “CÁI CHẾT” TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO Kiều Thanh Uyêna* Khoa Ngữ văn và Văn hóa học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 23 tháng 05 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 03 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 08 năm 2017 Tóm tắt “Cái chết” là một chi tiết xuất hiện với tần số cao và mang nhiều giá trị nghệ thuật cũng như ẩn chứa nhiều nội dung tư tưởng trong tác phẩm của Nam Cao. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát và phân tích ý nghĩa chi tiết “cái chết” trong tác phẩm ông. Qua đó mong muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị và sức sống của ngòi bút nghệ thuật và tư tưởng của tác gia này trong đời sống văn học Việt Nam. Từ khóa: Cái chết; Tác phẩm Nam Cao; Văn học Việt Nam. 1. TÁC PHẨM CỦA NAM CAO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM Văn xuôi hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã đạt được những thành tựu trong cuộc hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX. Những tác gia văn xuôi hiện thực giai đoạn này vẫn được nhắc đến như những cây đại thụ với tâm huyết và tài năng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Bùi Hiển, Kim Lân, Tuy xuất hiện và đánh dấu tên tuổi trên văn đàn 1930 - 1945 khá muộn màng nhưng Nam Cao đã cho thấy ngòi bút tài năng và giàu cảm xúc qua những tác phẩm đạt đến giá trị cổ điển. Vì vậy, Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực nhất trong các nhà văn hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Nam Cao quan tâm mọi tầng lớp, mọi loại người trong xã hội kể cả cái đẹp lẫn cái xấu, cái hiền và cái ác. Từ những trí thức đến những bần cố nông, những anh canh điền, những kẻ lưu manh, những người đàn bà dở hơi, đều được Nam Cao chăm chút, tỉ mỉ khắc họa từ diện mạo đến thế giới tinh thần. Tuy không khái quát bối cảnh xã hội rộng lớn như Vũ Trọng Phụng nhưng Nam Cao lại có chiều sâu nhân bản với chi tiết vụn * Tác giả liên hệ: Email: uyenkt@ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN