tailieunhanh - Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng phát triển tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn tài chính đa dạng, phong phú. Nếu như ở giai đoạn đầu của phát triển kinh tế xanh, nguồn tài chính nhà nước giữ vai trò chi phối thông qua các quy định khuyến khích, ưu đãi thì khi sang giai đoạn phát triển kinh tế xanh theo chiều sâu, sản phẩm tín dụng xanh. Tức là nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xanh được cung ứng bởi các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu này chỉ ra các nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xanh dựa trên nền tảng chính sách, pháp luật hiện hành. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 Tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Khuôn khổ chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành Viên Thế Giang Trường Đại học Kinh tế TP HCM - Email: vienthegiang@ (Bài nhận ngày 30 tháng 10 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 11 tháng 02 năm 2017) TÓM TẮT Phát triển kinh tế xanh là xu hướng phát triển tất yếu, đòi hỏi phải huy động được nguồn tài chính đa dạng, phong phú. Nếu như ở giai đoạn đầu của phát triển kinh tế xanh, nguồn tài chính nhà nước giữ vai trò chi phối thông qua các quy định khuyến khích, ưu đãi thì khi sang giai đoạn phát triển kinh tế xanh theo chiều sâu, sản phẩm tín dụng xanh. Tức là nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xanh được cung ứng bởi các tổ chức tín dụng. Nghiên cứu này chỉ ra các nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xanh dựa trên nền tảng chính sách, pháp luật hiện hành. Từ đó đánh giá hiện trạng quy định, thực tiễn thực thi và biện pháp khắc phục bất cập, hạn chế trong thực thi chính sách, pháp luật nguồn tài chính phục cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Pháp luật, nguồn tài chính, phát triển kinh tế xanh, tín dụng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ triển kinh tế và bền vững môi trường củng cố lẫn nhau [10]. Kinh tế xanh là nền kinh tế sạch, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu; kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ; kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng[3]. Kinh tế xanh được xây dựng dựa trên các sáng kiến phát triển bền vững tại nhiều quốc gia và nhằm mục đích xác định nguồn lực sạch hơn để tăng trưởng, bao gồm nắm bắt cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ xanh mới, thay đổi cấu trúc liên quan đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, xem nền kinh tế xanh như một mô hình phát triển mới, trong đó phát Ở

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.