tailieunhanh - Tác động của khác biệt thể chế đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Vai trò của kinh nghiệm quốc tế

Nhiên cứu sử dụng dữ liệu được trích từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới điều tra tại 305 doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu để kiểm định các giả thuyết. Kết quả mô hình hồi quy Tobit và OLS đều cho biết rằng, với sự kiểm soát các yếu tố thuộc đặc điểm của các doanh nghiệp, khác biệt thể chế làm giảm xuất khẩu của doanh nghiệp có ít kinh nghiệm quốc tế lớn hơn so với doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm quốc tế. Những hàm ý về quản trị được cung cấp trong bài viết. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 Tác động của khác biệt thể chế đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Vai trò của kinh nghiệm quốc tế Võ Văn Dứt, Nguyễn Kim Hạnh, Nguyễn Xuân Thuận, Huỳnh Hữu Thọ Trường Đại học Cần Thơ - Email: vvdut@ Phan Tấn Nhân Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 9 (Bài nhận ngày 16 tháng 5 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 13 tháng 6 năm 2016) TÓM TẮT Lý thuyết thể chế và các nghiên cứu trước thường giả định rằng, khác biệt thể chế càng lớn có tác động nghịch biến đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài (bao gồm cường độ xuất khẩu). Mở rộng giả định này, nghiên cứu này giả thuyết rằng, kinh nghiệm quốc tế của doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng “điều tiết” (moderating effect) đến sự ảnh hưởng nghịch biến của khác biệt thể chế đến xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được trích từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới điều tra tại 305 doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu để kiểm định các giả thuyết. Kết quả mô hình hồi quy Tobit và OLS đều cho biết rằng, với sự kiểm soát các yếu tố thuộc đặc điểm của các doanh nghiệp, khác biệt thể chế làm giảm xuất khẩu của doanh nghiệp có ít kinh nghiệm quốc tế lớn hơn so với doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm quốc tế. Những hàm ý về quản trị được cung cấp trong bài viết. Từ khóa: Khoảng cách thể chế, xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam, điều tiết. 1. GIỚI THIỆU Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng đối với cân đối cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia. Nên xuất khẩu là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt bởi các học giả trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế trong nhiều thập niên qua [8; 17; 16]. Chính vì vậy, tăng cường xuất khẩu luôn là một trong các mục tiêu trọng tâm hàng đầu của Chính phủ các nước. Về mặt học thuật, các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cho rằng, xuất khẩu là một trong những phương thức gia nhập thị trường nước ngoài của các công

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN