tailieunhanh - Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN

Bài nghiên cứu này xác định những ngành hàng Việt Nam có lợi thế so sánh dựa trên chỉ số chỉ số lợi thế so sánh (RCA - Revealed Comparative Advantage), các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và xu hướng xuất khẩu vào thị trường ASEAN thông qua phân tích tăng trưởng - cấu phần và kiểm định tương quan hạng Spearman. Kết quả nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của UNComtrade cho thấy Việt Nam duy trì được 91 nhóm mặt hàng có lợi thế so sánh bộc lộ trong giai đoạn 2000 - 2015. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN Huỳnh Ngọc Chƣơng Trường Đại học Thủ Dầu Một - Email: chuonghn90@ Nguyễn Thanh Trọng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM (Bài nhận ngày 28 tháng 12 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 28 tháng 3 năm 2017) TÓM TẮT Bài nghiên cứu này xác định những ngành hàng Việt Nam có lợi thế so sánh dựa trên chỉ số chỉ số lợi thế so sánh (RCA - Revealed Comparative Advantage), các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và xu hướng xuất khẩu vào thị trường ASEAN thông qua phân tích tăng trưởng - cấu phần và kiểm định tương quan hạng Spearman. Kết quả nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của UNComtrade cho thấy Việt Nam duy trì được 91 nhóm mặt hàng có lợi thế so sánh bộc lộ trong giai đoạn 2000 - 2015. Đóng góp cho sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN một phần do cầu thị trường tăng mạnh, cơ cấu ngành phù hợp và một phần đáng kể từ yếu tố lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 - 2015. Việt Nam có khả năng tạo lập thương mại thuận lợi nhất với Singapore, Brunei, Malaysia; trao đổi thương mại với các quốc gia còn lại ít thuận lợi hơn, trong đó Indonesia và Campuchia là 2 nền kinh tế có nhiều hàng hóa cạnh tranh trực tiếp nhất. Từ các kết quả phân tích, bài nghiên cứu đưa ra những gợi ý về chính sách để phát huy lợi thế của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN. Từ khoá: lợi thế so sánh bộc lộ, cơ cấu hàng xuất khẩu, xu hướng thương mại. 1. GIỚI THIỆU Năm 1986 được coi là mốc đánh dấu Việt Nam chủ trương thực hiện các chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng coi trọng vai trò của thị trường và mở cửa hội nhập với thế giới. Từ sau năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng thương mại trung bình của Việt Nam ở mức xấp xỉ 19% mỗi năm1. Gia nhập ASEAN Theo dữ liệu Tổng cục thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trung bình 1 từ năm 1995, Việt Nam đã gắn kết chặt chẽ về thương mại với các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.