tailieunhanh - Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Tân Châu
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Tân Châu để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. | PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ------------------------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC (Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm). Câu 1:( 2,0 điểm) a) “ Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ” Hai câu thơ trên trích ở bài thơ nào? Tác giả là ai ? b) Em hiểu từ “giọt” trong câu thơ trên có nghĩa là gì ? Hãy giải thích ? Câu 2: (2,0 điểm) a) Em hiểu thế nào là khởi ngữ ? b) Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. II - LÀM VĂN: ( 6 điểm). Hãy phân tích những nét đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. -----HẾT----- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK II (2017-2018) MÔN NGỮ VĂN 9 Nội dung Câu I- VĂN_TIẾNG VIỆT Câu 1 Câu 2 II-LÀM VĂN Thang điểm a) Hai câu thơ trích bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải. b)Từ “giọt” trong câu thơ được hiểu là âm thanh của tiếng chim; ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ tiếng chim tác giả chuyển thành giọt . 1,0 đ a) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói trong câu. b) - Khởi ngữ trong câu : Làm bài. - Viết thành câu không có khởi ngữ : Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. 1,0 đ 1. Mở bài: (1,0 đ) - Giới thiệu chung về bài thơ “Viếng lăng Bác” và tác giả Viễn Phương; - Nêu khái quát nét đặc sắc về nội dung bài thơ (giọng điệu, nghệ thuật ) 2- Thân bài: (4,0 đ) - Cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng Bác. + Xúc động khi lần đầu thăm lăng Bác. + Hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. - Cảm xúc của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. + Hình ảnh mặt trời, tràng hoa. + Lòng thành kính của nhà thơ. +Không khí bên trong lăng yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người + Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. + Nỗi đau xót: “nghe nhói trong tim”. - Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác. + Xúc động: thương trào nước mắt. + Điệp từ: muốn làm + Tác giả lưu luyến muốn ở mãi .
đang nạp các trang xem trước