tailieunhanh - Các yếu tố động viên và kết cục đối với cá nhân: trường hợp nghiên cứu tại ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai
Bài viết này được thực hiện nhằm xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho mục đích khám phá các nhân tố động viên ảnh hưởng đến sự hài lòng của công chức ngành Thanh tra Đồng Nai. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu trước của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 20, SOÁ X2-2017 Các yếu tố động viên và kết cục đối với cá nhân: trường hợp nghiên cứu tại ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai Nguyễn Ngọc Thắng Thanh tra tỉnh Đồng Nai Ngày nhận bài: 29/10/2016 Ngày chấp nhận đăng bài: 29/4/2017 TÓM TẮT: Bài viết này được thực hiện nhằm xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho mục đích khám phá các nhân tố động viên ảnh hưởng đến sự hài lòng của công chức ngành Thanh tra Đồng Nai. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu trước của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Khung lý thuyết do tác giả đề xuất dựa trên các yếu tố động viên của Maslow (1943), ERG (1969), Kovach (1987), phụng sự công (1990) và đã có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là công chức ngành Thanh tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình lý thuyết do tác giả đề xuất bao gồm Cơ hội thăng tiến; Địa vị xã hội của ngành; Phụng sự công, Công việc thú vị; Quan hệ tốt; Độ trách nhiệm. Sự hài lòng đối với công việc của công chức ngành Thanh tra chịu sự chi phối mạnh nhất của yếu tố “Công việc thú vị”, vì môi trường tốt, chuyên nghiệp sẽ làm cho người lao động an tâm phục vụ tổ chức. Tác động của các yếu tố khác giảm dần theo thứ tự như sau: Cơ hội thăng tiến; Phụng sự công; Địa vị xã hội; Độ trách nhiệm; Quan hệ tốt. Từ khóa: yếu tố động viên, sự hài lòng trong công việc 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, Nhà nước luôn cố gắng thu hút đội ngũ lao động chất lượng cao vào phục vụ cho khu vực công như: Chế độ ưu đãi trong tuyển dụng, đề bạt, lương bổng, Các cơ quan hành chính Nhà nước cũng đã chuyển hướng hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Theo số liệu thống kê, số lao động đang làm việc trong khu vực công đều tăng qua các năm với tỷ lệ trung bình 3%/năm (Tạp chí tài chính, 2014). Tuy nhiên, điều mà có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay là khu vực công của Việt .
đang nạp các trang xem trước