tailieunhanh - Ngân hàng thương mại nhà nước và việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015
Từ khi đất nước đổi mới, Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã chuyển mình và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: đa dạng hình thức sở hữu, tăng quy mô tài sản, quy mô vốn, tăng số lượng ngân hàng và gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q1 - 2017 Ngân hàng thương mại nhà nước và việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 Nguyễn Thị Diễm Hiền Nguyễn Thị Hai Hằng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: hienntd@ (Bài nhận ngày 13 tháng 6 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 5 tháng 9 năm 2016) TÓM TẮT Từ khi đất nước đổi mới, Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã chuyển mình và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: đa dạng hình thức sở hữu, tăng quy mô tài sản, quy mô vốn, tăng số lượng ngân hàng và gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng Tuy nhiên, sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, hệ thống ngân hàng thương mại đã bộc lộ nhiều điểm yếu qua kết quả hoạt động như tỷ lệ nợ xấu cao, tình hình thanh khoản kém, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển Đứng trước tình hình sự yếu kém của một số ngân hàng thương mại có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống, Chính phủ đã có những hành động quyết liệt nhằm cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Bài viết nhằm đánh giá hoạt động của các Ngân hàng thương mại nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015 để nhìn nhận lại các kết quả đạt được của việc thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” của Thủ tướng Chính phủ. Từ khóa: cơ cấu lại, ngân hàng thương mại nhà nước, tổ chức tín dụng. 1. GIỚI THIỆU Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” (sau đây gọi tắt là Đề án hoặc Đề án 254) đã đề ra mục tiêu cho giai đoạn 20112015 là “tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.” Để thực hiện mục tiêu trên, đề án đã đưa ra định hướng và giải pháp .
đang nạp các trang xem trước