tailieunhanh - Tiểu thuyết Ruồng bỏ của John maxwell coetzee nhìn từ lý thuyết phê bình hậu thực dân

Trong bài báo này, từ tiểu thuyết Ruồng bỏ chúng tôi tham chiếu lý thuyết phê bình hậu thực dân để có những kiến giải về tình hình Nam Phi trong mối quan hệ chủng tộc khi chuyển đổi quyền lực và thân phận con người trong ư. | TIỂU THUYẾT RUỒNG BỎ CỦA JOHN MAXWELL COETZEE NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH HẬU THỰC DÂN CHU ĐÌNH KIÊN Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế Email: chudinhkiengdmn2015@ Tóm tắt: Năm 1994 chủ nghĩa Aparthied chính thức sụp đổ ở Nam Phi sau sự kiện nhà cầm quyền de Klerk chính thức tuyên bố về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, Đảng ANC lên nắm chính quyền và Nelson Mandela trúng cử tổng thổng. Một chế độ mới được lập ra của chính người nô lệ da đen. Ruồng bỏ là tiểu thuyết xuất sắc của . Coetzee được viết trong bối cảnh lịch sử đó. Với nhiều ẩn dụ đằng sau câu chuyện cá nhân của giáo sư David Lurie, nhà văn đạt giải thưởng Nobel Văn học 2003 đã bóc trần thực trạng bạo lực, tối tăm của đất nước Nam Phi thời kỳ hậu Apartheid. Trong bài báo này, từ tiểu thuyết Ruồng bỏ chúng tôi tham chiếu lý thuyết phê bình hậu thực dân để có những kiến giải về tình hình Nam Phi trong mối quan hệ chủng tộc khi chuyển đổi quyền lực và thân phận con người trong trật tự xã hội mới. Từ khóa: Hậu Apartheid, hậu thực dân, tiểu thuyết Ruồng bỏ, John Maxwell Coetzee. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý luận của chủ nghĩa hậu thực dân bắt nguồn từ lý luận “bá quyền văn hóa”, “quyền lãnh đạo văn hóa” của A. Gramsci. Các công trình Da đen mặt trắng (Black skin, white masks), Những kẻ bất hạnh trên thế giới (The wretched of the earth) của Frantz Fanon có tác dụng khai sáng cho lí luận chủ nghĩa hậu thực dân. Hậu thực dân ở Nam Phi gắn liền với thời kì sụp đổ của chế độ Apartheid vào năm 1990. “Apartheid xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị này phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến 1994. Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu” [7]. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Lý thuyết hậu thực dân (post-colonialism) được Edward W. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.