tailieunhanh - Biểu tượng cái chết trong tiểu thuyết của Haruki murakami

Nghiên cứu biểu tượng trong văn bản văn học từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa thực chất là nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa văn bản văn học với văn bản văn hóa, để thấy rằng tác phẩm văn học luôn lưu giữ kí ức văn hóa cá nhân trong khi văn bản lại lưu giữ kí ức văn hóa cộng đồng. | BIỂU TƯỢNG CÁI CHẾT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HARUKI MURAKAMI LÊ THỊ DIỄM HẰNG Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu biểu tượng trong văn bản văn học từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa thực chất là nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa văn bản văn học với văn bản văn hóa, để thấy rằng tác phẩm văn học luôn lưu giữ kí ức văn hóa cá nhân trong khi văn bản lại lưu giữ kí ức văn hóa cộng đồng. Biểu tượng cái chết trong tiểu thuyết của Haruki Murakami thể hiện tư duy phức hợp giữa lí tính và thần thoại trong quá trình kiến tạo chân dung đa hình thái về con người. Nó gắn liền với niềm bi cảm của văn hóa phương Đông về một thế giới tồn tại sau cái chết mà tình dục được xem là sự khẳng định sự sống trong cái chết. Từ khóa: Haruki Murakami, biểu tượng, cái chết, kí hiệu học văn hóa 1. BIỂU TƯỢNG CÁI CHẾT NHÌN TỪ SỰ PHỨC HỢP TƯ DUY LÝ TÍNH VÀ THẦN THOẠI Dù đa dạng thế nào, nền văn hóa của các dân tộc đều có chung một nền tảng qua việc chỉ ra sự tồn tại một số tâm lý phổ quát của con người; trong đó, những tình cảm lớn như tình yêu, lòng hận thụ, nỗi sợ hãi cái chết đều có tính thống nhất. Người phương Tây và người phương Đông đều cùng chung một thể nghiệm về cái chết. Ngay cả những người tin vào cuộc sống sau cái chết hay phục sinh, cái chết vẫn là chủ đề lo âu, buồn thảm. Cái chết trong quan niệm triết học phương Đông cũng có những điểm tương đồng với triết học phương Tây từ vô số các ảnh hưởng trong một khoảng thời gian rất dài, quay về đến cõi bờ hoang sơ trong sương mù tiền sử. Chính cái chết thể hiện rõ sự đứt gãy to lớn nhất giữa tinh thần và thể xác, cũng chính ở cái chết mà tư duy lý tính và tư duy thần thoại trong logic nhị phân đụng độ, va đập, tương tác lẫn nhau. Nếu các loại động vật biết trốn chạy cái chết, khiếp sợ cái chết hay thậm chí có những chiến lược để né tránh nó khi dự cảm được thì chúng vẫn khác con người ở chỗ: con người có thể nhận dạng được ý tưởng về cái chết và thực hành các nghi lễ tang ma. Cái chết đối với họ là sự mẫu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN