tailieunhanh - Phân tích nguyên lý Tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả

"Ông già và biển cả" là truyện ngắn được sáng tác theo nguyên lí "tảng băng trôi". Tác phẩm kể lại quá trình ông lão hiên ngang giữa biển khơi, công cuộc đánh vật chinh phục con cá khổng lồ thành công mỹ mãn. Nhìn chung, Ông già và biển cả xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị, song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng. Đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra: nguyên lí "tảng băng trôi". Để cảm nhận rõ nét về nguyên lý Tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả, mời bạn đọc cùng tham khảo 2 bài văn mẫu. | VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH NGUYÊN LÍ TẢNG BĂNG TRÔI TRONG TÁC PHẨM ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ BÀI MẪU SỐ 1: Hêminhuây đã sử dụng một hình ảnh nổi tiếng để nói về phương pháp viết của ông , đó là phương pháp “tảng băng trôi”: 7/8 chìm dưới nước, chỉ 1 phần nổi lên trên cho mọi người nhìn thấy. Hình ảnh ấy chẳng những minh họa cho phong cách Hêminhuây mà nó còn đưa ra một cách tóm tắt yêu cầu đối với một áng văn chương thật sự có giá trị, đặc biệt đối với độc giả của thế kỉ XX. Truyện đòi hỏi một sự đồng sáng tạo tích cực của người đọc. Mỗi người đọc theo các cấp độ khác nhau sẽ khám phá được những tảng ngầm của “tảng băng trôi” – tác phẩm văn chương. Hình ảnh này của Hêminhuây thật ra đã được một thuật ngữ lí luận gợi lên : đó là mạch ngầm văn bản. Dưới vẻ trần trụi , thô sơ, rõ ràng bên ngoài, tác phẩm của ông ẩn giấu những tầng sâu kín, đa nghĩa và đầy chất thơ. Thoạt nhìn , ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản , điều này đặc biệt thể hiện qua 1 loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Người ta ví lối văn chương đối thoại của Hêminhuây với những băng ghi âm hoặc nói đến lối văn điện tín. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hêminhuây: họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó. Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hêminhuây, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Huống chi nhà văn thường ẩn mình, không giải thích , bình luận nhiều về nhân vật, nên có những câu đối thoại gần như hoàn toàn thuộc về phần chìm của “tảng băng trôi” Phần nổi của “tảng băng trôi” trong “Ông già và biển cả” + Đó là những gì nhìn thấy được: Văn bản ngắn gọn, đơn giản. Qua lượng ngôn từ hạn hẹp chuyển tải những lớp nghĩa hết sức sâu xa. Nhà văn Macket nhận xét : “Những gì Hêminhuây viết trong khoảng 100 trang sách đó những nhà văn khác có thể biến thành 1 cuốn tiểu thuyết dày hàng nghìn trang”. Nhân vật số lượng cũng không nhiều, cũng là .