tailieunhanh - Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp và hiệu quả ứng dụng sản xuất than sinh học (biochar) quy mô hộ gia đình ở Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Bài báo trình bày kết quả tiềm năng sinh khối phụ phẩm rơm rạ và hiệu quả tận thu sản xuất than sinh học (biochar) quy mô hộ gia đình ở Tiền Giang, trường hợp nghiên cứu điển hình ở huyện Gò Công Tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng sản lượng lúa trên địa bàn huyện là tấn/năm và phát sinh tương ứng lượng khối lượng rơm rạ tấn/năm. | 68 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, VOL 20, Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp và hiệu quả ứng dụng sản xuất than sinh học (biochar) quy mô hộ gia đình ở Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang Nguyễn Tri Quang Hưng, Lê Kiến Thông, Nguyễn Minh Kỳ Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả tiềm năng sinh khối phụ phẩm rơm rạ và hiệu quả tận thu sản xuất than sinh học (biochar) quy mô hộ gia đình ở Tiền Giang, trường hợp nghiên cứu điển hình ở huyện Gò Công Tây. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng sản lượng lúa trên địa bàn huyện là tấn/năm và phát sinh tương ứng lượng khối lượng rơm rạ tấn/năm. Lượng sinh khối rơm rạ có thành phần hữu cơ và nhiệt lượng cao, lần lượt chiếm tỷ lệ 44,1% và kcal/kg. Với khối lượng 100 kg củi rơm nguyên liệu đầu vào, sau 6 giờ đốt lượng than sinh học thu được tương ứng 48,25 ± 2,25 kg (chiếm 48,25%). Lượng tro sinh ra và than sống có tỷ lệ khá thấp với lần lượt 0,75 ± 0,13 kg và 3,95 ± 1,33 kg. Mô hình sản xuất than sinh học tối ưu có khoảng thời gian đốt ngắn nhất, lượng than cao, hàm tro thấp, khối lượng than sống nhỏ. Thành phần chất hữu cơ và nhiệt lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng để sử dụng cho mục đích cải tạo đất, nâng cao nâng suất cây trồng và hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Từ khóa - Than sinh học, rơm rạ, phụ phẩm, sinh khối, nông nghiệp bền vững. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ rong các hệ thống trồng lúa truyền thống, rơm rạ thường được chuyển dời ra khỏi các cánh đồng khi thu hoạch lúa và người dân thường đem về nhà đánh đống để đun nấu hoặc làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, do phụ phẩm rơm rạ quá lớn, người dân không sử dụng hết nên rơm rạ được đốt ngay ngoài đồng ruộng. Việc đốt rơm rạ trên đồng ruộng ngày càng trở nên nguy cơ ảnh hưởng đối với môi trường, sức khỏe con người và thất thoát nguồn tài nguyên. Rõ ràng, trong xu thế gia tăng sản xuất lúa gạo và đẩy mạnh hoạt động trồng trọt, việc quản lý các sản phẩm phụ của cây lúa đang trở thành thách thức. Theo như thói quen T Bài nhận ngày 25 tháng 09 năm