tailieunhanh - Nguy cơ chua hóa trong mô hình tôm sinh thái tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu này đánh giá nguy cơ chua hóa trong mô hình tôm sinh thái tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Nước mặt và bùn đáy kênh được lấy tại 8 ao nuôi vào tháng 3, 7 và 11/2015, đất trên đê bao và đất rừng ngập mặn được lấy vào tháng 3/2015. Bùn đáy kênh và đất rừng khử mạnh (Eh lần lượt từ -299 – -1 mV và -321 – -52 mV). Môi trường nước có phản ứng từ trung tính đến kiềm nhẹ (pH nước 7,01-8,82) và bùn đáy kênh từ chua nhẹ đến kiềm nhẹ (pH bùn đáy tươi 6,05-7,64, pHH2O 6,63-7,78, pHKCl 6,35-7,43). | 60 SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, VOL 20, Nguy cơ chua hóa trong mô hình tôm sinh thái tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau Nguyễn Thọ, Đặng Nguyễn Nhã Khanh, Trần Thị Kim Tứ Tóm tắt—Nghiên cứu này đánh giá nguy cơ chua hóa trong mô hình tôm sinh thái tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Nước mặt và bùn đáy kênh được lấy tại 8 ao nuôi vào tháng 3, 7 và 11/2015, đất trên đê bao và đất rừng ngập mặn được lấy vào tháng 3/2015. Bùn đáy kênh và đất rừng khử mạnh (Eh lần lượt từ -299 – -1 mV và -321 – -52 mV). Môi trường nước có phản ứng từ trung tính đến kiềm nhẹ (pH nước 7,01-8,82) và bùn đáy kênh từ chua nhẹ đến kiềm nhẹ (pH bùn đáy tươi 6,05-7,64, pHH2O 6,63-7,78, pHKCl 6,35-7,43). Đất rừng có pH biến thiên rộng và giá trị cực tiểu rất thấp (pHH2O 3,72) cho thấy sự có mặt khoáng pyrite. Đất rừng đắp trên đê bao có độ chua rất cao (pHH2O 2,51±0,72, pHKCl 1,81-2,14, độ chua trao đổi 11,56±2,69 lđl/100g). Đầu mùa mưa, pH nước giảm xuống rất nhanh do tiếp nhận các thành phần gây chua từ khoáng pyrite đã bị oxy hóa trên đê bao. Độ chua trao đổi trong bùn đáy và đất rừng tương quan thuận với hàm lượng chất hữu cơ cho thấy sự phân hủy hữu cơ trong điều kiện khử làm tăng độ chua trong mô hình. Nguy cơ chua hóa môi trường nuôi cao do các hoạt động quản lý, chủ yếu là đào kênh và đổ đất rừng chứa khoáng pyrite lên đê bao. Từ khóa—Cà Mau, chua hóa, độ chua trao đổi, khoáng pyrite, rừng ngập mặn. Bài nhận ngày 21 tháng 02 năm 2017, chấp nhận đăng ngày 15 tháng 08 năm 2017. Nguyễn Thọ, Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam (email: ntho@) Đặng Nguyễn Nhã Khanh, Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. Trần Thị Kim Tứ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. 1 MỞ ĐẦU hua hóa môi trường nước do sự oxy hóa khoáng pyrite (FeS2) trong đất phèn là hiện tượng phổ biến ở vùng ven biển tại nhiều nơi trên thế giới [1, 2, 3]. Hiện tượng này xảy ra khi có sự rửa trôi các sản phẩm (Al3+, Fe2+, SO42-, .